Tại 2 BV nhi TP.HCM: nắng nóng, hơn 10.000 trẻ vào viện mỗi ngày

27/03/2015 - 14:50

PNO - PN - Nắng nóng kéo dài, mỗi ngày hai bệnh viện (BV) nhi đồng tại TP.HCM khám cho hơn 10.000 trẻ. Riêng BV Nhi Đồng 2, số trẻ đến khám tăng mạnh với 6.000 - 7.000 ca/ngày, phần lớn mắc bệnh hô hấp và tiêu chảy.

edf40wrjww2tblPage:Content

Tai 2 BV nhi TP.HCM: náng nóng, hon 10.000 tre vào viẹn moi ngay

Trẻ bệnh, người nhà nằm la liệt dọc hành lang

11g30 ngày 26/3, tại khu khám bệnh BV Nhi Đồng 2, nhiều phụ huynh (PH) vẫn ẵm con đứng chờ đến lượt khám. Nếu trước đây mỗi ngày BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận từ 4.000 - 5.000 lượt trẻ đến khám thì những ngày gần đây có ít nhất 6.000 ca bệnh/ngày; riêng ngày đầu tuần vụt lên 7.000 ca. Bác sĩ (BS) Đặng Thị Kim Huyên, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM lý giải: mọi năm, thời điểm nắng nóng ở TP.HCM bắt đầu từ tháng Hai, nhưng năm nay tháng Hai vẫn mát mẻ và nắng gắt lại chuyển sang tháng Ba. Thời tiết chuyển mùa chậm nên số trẻ mắc bệnh trong tháng Ba tăng vọt so với mọi năm.

Theo BS Kim Huyên, do ban ngày nắng nóng nhưng ban đêm có những lúc lạnh đột ngột, đã tạo điều kiện cho siêu vi phát triển mạnh, trong khi cơ thể trẻ lại không thích ứng kịp, càng khiến bệnh tăng mạnh. Đặc biệt, bệnh hô hấp và tiêu hóa chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhi (BN). Cụ thể, số ca bệnh hô hấp đến khám trong ngày 25/3 là hơn 2.500/6.000 ca.

Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trẻ dưới ba tuổi với các biểu hiện: viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm tiểu phế quản, viêm phổi; mắc bệnh tiêu hóa với các triệu chứng: tiêu chảy, khó tiêu, nôn ói…

Mỗi ngày Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 2 điều trị cho 320 ca bệnh nặng, chưa kể hơn 100 BN mắc bệnh đường hô hấp kèm các bệnh lý khác đang nằm rải rác ở các khoa. Với bệnh đường tiêu hóa, một tuần gần đây có khoảng 3.000 ca đến khám. Số trẻ phải nhập viện điều trị nội trú bệnh tiêu hóa khoảng 300 ca/ngày, trong đó hơn 100 ca kèm các bệnh lý khác phải điều trị ở các khoa.

Tương tự, tại Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, mỗi ngày có khoảng 190 ca điều trị nội trú, trong khi cách đây hai tuần chỉ 140 ca. Vì khoa có 100 giường nên nhiều trường hợp BN phải nằm ghép, người nhà chăm sóc các bé đứng ngồi khắp các hành lang. BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi Đồng 1 cho biết: trẻ nhập viện chủ yếu mắc bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản; riêng các bệnh hô hấp nhẹ như: viêm mũi, viêm họng thì đến 70% trường hợp được điều trị ngoại trú. Tại khoa Tiêu hóa, nhiều người nhà BN trải chiếu nằm dưới các tán cây.

Tai 2 BV nhi TP.HCM: náng nóng, hon 10.000 tre vào viẹn moi ngay

Trẻ đến khám bệnh tại Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1 - (Ảnh chụp lúc 10g ngày 26/3) - Ảnh: Phùng Huy

Cẩn thận khi dùng máy lạnh

“Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp trong mùa nắng là do sử dụng quạt máy, máy lạnh không an toàn. Cha mẹ thường để quạt trực diện vào cơ thể trẻ, đóng kín phòng, chứ không cho quạt xoay vòng, hoặc không mở cửa phòng thông thoáng. Nhiều gia đình lâu ngày không vệ sinh máy lạnh nên nấm mốc bám nhiều, khi mở máy nấm mốc phát tán, tấn công đường hô hấp gây bệnh. Không ít gia đình có trẻ sơ sinh nhưng lại để máy lạnh dưới 240C suốt đêm. Đây có thể là lý do gây bệnh cho trẻ” - BS Trần Anh Tuấn nói.

Theo khuyến cáo của các BS, chỉ nên điều chỉnh máy lạnh ở 270C. Trẻ chịu lạnh rất kém. Một khi trẻ không đủ sức chịu lạnh thì hậu quả khó lường. Ngay cả người lớn nếu ngủ ở môi trường có nhiệt độ quá lạnh thì cơ thể cũng khó điều hòa thân nhiệt, lúc đó dễ mất nước hơn và nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Sau khi vui chơi ngoài trời, mồ hôi đổ nhiều, trẻ cần được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vùng mũi, họng gây bệnh hô hấp.

BS Đặng Thị Kim Huyên phân tích: “Nhiều người khi bị nghẹt mũi thì không làm mũi thông thoáng, sạch sẽ bằng nước muối sinh lý mà lại cố thở bằng đường miệng, trong khi miệng lại không có khả năng khử khuẩn, lọc bụi, nên vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, dễ gây bệnh đường hô hấp.

Để phòng ngừa, bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chơi thể thao thì những người mắc bệnh lý mạn tính, nhất là bệnh hen suyễn, cần chích vắc-xin ngừa bệnh cúm. Người dân có thể đến các cơ sở y tế, viện Pasteur, trung tâm y tế dự phòng, BV Bệnh Nhiệt đới, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM để chích vắc-xin ngừa bệnh”.

BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1 tư vấn: bệnh tiêu chảy vốn xảy ra quanh năm, lây qua đường phân - miệng, nhưng vào mùa nóng thì dễ mắc bệnh hơn vì vi khuẩn dễ sinh sôi, thức ăn mau ôi thiu. Do đó, PH phải chăm sóc trẻ thật kỹ. Lưu ý, mùa nóng, trẻ rất nhanh khát nước. Trẻ đi học thường thích uống nước ở hàng rong với đủ màu sắc, trong khi nước giải khát tự chế biến không đảm bảo vệ sinh… nên dễ mắc bệnh về tiêu hóa. Thức ăn trong tủ lạnh không được hâm kỹ cũng có thể là nguồn bệnh.

VĂN THANH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI