Kết quả tìm kiếm cho "tinh yeu va noi nho"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 18
PN - Tôi luôn có giấc mơ về một “secret garden” - khu vườn bí mật, nơi đó có lối mòn cỏ xanh, hoa và xích đu. Tôi hay nghĩ khi về già, tôi sẽ ngồi trong khu vườn đó, mở nhạc hòa tấu, đọc sách và viết, hay chỉ đơn giản là ngồi hát bềnh bồng nhìn ngắm bầu trời. Tôi sẽ nuôi thêm chú chó cho những chiều đi dạo. Một giấc mơ lãng mạn và xa xôi, chỉ khiến người nghe bật cười mỗi lần nhắc đến, nhất là ở nơi mà nhà phố người ta phải tận dụng từng không gian, đất đai đắt đỏ, có đâu dư dả cho kẻ quê lên phố làm lụng bao nhiêu năm cũng chưa thể mua nổi một miếng đất cắm dùi, lấy đâu ra một “secret garden” như khu vườn đầy cỏ hoa mà hoàng tử đã đưa cô bé Lọ Lem đến ngắm?
PN - Với nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, một “người Sài Gòn nhập cư”, khi ở Sài Gòn, hầu như chẳng có người nhập cư nào nghĩ mình là dân nhập cư cả. Bởi, “hễ bước chân đến Sài Gòn, bạn đã là người Sài Gòn”.
PN - Tháng Tư, thành phố chuyển mùa. Ai quen với những lúc nắng lúc mưa ào ạt bất chợt của trời đất nơi này thì khá ung dung, nhưng ai chưa một lần biết, hoặc đã xa cách lâu ngày, thì băn khoăn lo lắng: sao đang nắng tưng bừng bỗng mưa như trút nước, sao bên này nắng bên kia mưa, mang áo mưa không? Lỡ mưa thì sao? Lỡ nước ngập biết về thế nào? Tự nhiên, theo cái bất chợt vô chừng của trời đất, cả nhà cảm thấy lo lắng vì sắp đón khách ở xa về chơi, khách khó tính, khách nhiều hoài niệm, và cũng có thể khách rất nhiều định kiến - những định kiến đã hình thành từ trong quá khứ, và chưa dễ phai mờ.
PN - Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, nhắc tới Việt Nam, người ta không chỉ nhớ tới một quá khứ hào hùng, mà còn ấn tượng ở sự phát triển vượt bậc của một đất nước nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh. Và, hòa cùng nhịp điệu của cả nước, TP.HCM đang thay đổi từng ngày, phát triển năng động, hội nhập, thân thiện, và nghĩa tình.
PN - “Phần lớn tuổi thanh xuân của chúng tôi đều hiến dâng cho cách mạng. Vợ chồng trẻ mà cứ như “vợ chồng ngâu”. Thư nào ổng viết cho mẹ con tôi cũng đều hẹn ngày chiến thắng gặp nhau ở Sài Gòn. Vậy mà ổng… tệ lắm. Giải phóng Sài Gòn xong, hai tháng sau là tôi ôm con nhào vô kiếm má, kiếm chồng. Nhưng có gặp được ổng đâu…”, cụ bà Nguyễn Thị Kim Thanh cười hiền “kể tội”chồng.
PN - Sài Gòn - tôi nhớ mãi ngày xuống ở nhà bác để dự thi đại học. Phố thị ồn ào, náo nhiệt làm tôi - cô bé người Đà Lạt vốn nhút nhát càng thêm lo sợ. Sài Gòn lúc ấy là căn nhà bé tẹo của bác, là tiếng bác nghiêm khắc gọi các anh chị thức dậy tập thể dục và làm việc nhà từ sớm tinh mơ.
PN - Tôi có vài lần đến Sài Gòn nhưng lần nào cũng gấp gáp, vội vàng, nên Sài Gòn trong tôi không phải là những tên phố, tên đường; càng không có quá nhiều trải nghiệm và kỷ niệm, mà chỉ gói gọn ở hình ảnh chị. Đôi lần chị rủ “vô Sài Gòn đi em. Thời tiết trong này sẽ giúp xương khớp em đỡ đau nhức. Cứ vào đây, lo gì không sống được”.
PN - Mỗi lần đến Sài Gòn, tôi lại tự hỏi: Thành phố này do ai gây dựng nên? Vừa đi trên những đường phố ngập tràn ánh nắng hay đẫm ướt cơn mưa, tôi vừa tự trả lời, rằng nó không phải được xây dựng trong một thời gian ngắn, mà bởi nhiều thế hệ, bởi những con người cần lao.
PN - Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM là một trong nhiều trí thức Việt kiều được UBND TP.HCM mời về góp sức xây dựng đất nước. Ông sinh ra ở Cà Mau, theo gia đình tập kết ra Đồng Hới (Quảng Bình). Năm 18 tuổi, Nguyễn Quốc Bình nhận được học bổng du học tại trường ĐH Tổng hợp Kisinhov thuộc CH Moldavia (Liên Xô cũ).
PN - Mùa thi đại học năm 1989, tôi lên Sài Gòn chỉ với ít tiền, một túi gạo và tờ giấy ghi địa chỉ người chị họ gần ga Hòa Hưng. Tới nơi, bác chủ nhà trọ cho hay, chị tôi đã trả phòng khoảng hai tháng trước. Tôi đang rối bời, sắp khóc đến nơi thì bác lạnh lùng: “Cô đi ra, tôi đóng cửa”. Ngồi bẹp bên cổng nhà bác, tôi hoang mang cực độ.
PN - Năm 1955, chị Jeanne Huỳnh - tên Việt là Huỳnh Ngươn Trực - rời Sài Gòn, khi tròn hai tuổi. Bố công tác ở cơ quan ngoại giao nên chị được đến nhiều nước và năm 1970 định cư tại Pháp. Sống ở xứ người từ nhỏ, chị luôn tự học để có khả năng viết và nói tiếng Việt rành rẽ.
PN - Cô sinh viên Sachi Ishida, người Mỹ gốc Nhật, sau khi đến thực tập, làm tình nguyện viên tại Quán cơm 2.000 đồng Nụ Cười đã xin gặp đơn vị chủ quản, Quỹ Từ Thiện Tình Thương (TTTT) để phỏng vấn về các quán cơm 2.000 đồng: “Tại sao công ty kiểm toán danh tiếng toàn cầu Ernst & Young lại đồng ý kiểm toán cho hệ thống quán cơm từ thiện 2.000 đồng?”.