Kết quả tìm kiếm cho "thoi hoa lua"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 12
Nay tuổi ba đã cao, những vết thương trong người ba luôn cựa mình đau nhói; ba thở dài, nửa bàn tay vuốt lên mái tóc bạc.
Những khúc ca vừa gợi lên quá khứ chiến đấu anh hùng của người đi trước vừa thể hiện sức mạnh, niềm tin, hy vọng của người đi sau.
Nhanh nhạy, tháo vát, thông minh, mưu trí và dũng cảm… là những phẩm chất bắt buộc của những người nữ giao liên.
Hàng trăm người đã được huy động tham gia dập lửa trong điều kiện thời tiết nắng nóng, gió Lào thổi mạnh.
PN - “Có phải bà mẹ Bàn Cờ đây không, có phải bà mẹ Mười tám thôn vườn trầu đây không? Tôi chưa dám mong có ngày được cầm tay các mẹ bằng da bằng thịt thế này.
PN - Hội LHPN TP.HCM vừa tổ chức họp mặt thân mật cán bộ thuộc Ban liên lạc Phụ vận (tức Ban Chấp hành Phụ nữ Sài Gòn - Gia Định, tiền thân của Hội Phụ nữ giải phóng và Hội LHPN TP.HCM ngày nay) nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015). Dù tuổi cao, các dì vẫn lặn lội đường sá xa xôi tìm về thăm nhau như lời hẹn năm nào.
PN - Nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4, tại Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức phụ nữ (Q.2, TP.HCM), Báo Phụ Nữ TP.HCM tổ chức giao lưu “Phụ nữ Sài Gòn - Một thời hoa lửa”. Hơn 200 học sinh trường THCS-THPT Hồng Hà (TP.HCM) cùng 100 hội viên Hội LHPN TP.HCM đã được ngồi lại với những người má, người dì từng nuôi giấu chiến sĩ cách mạng...
PN - Chợ tết Bến Thành 1972, người đi mua sắm đông đúc, mật thám rải đều quanh chợ, vậy mà truyền đơn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam bỗng chốc tung bay…
PN - Trong nhà má Sáu Nhung, những tấm huân chương kháng chiến của hai vợ chồng được treo trang trọng. Trong quá trình theo má viết tin bài về công tác Hội, tôi chứng kiến không ít cán bộ, lãnh đạo, ghé về địa chỉ 14/9 Đặng Thúc Vịnh, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM thăm má Sáu Nhung, thăm cơ sở của họ thời kháng chiến. Họ như những người con, em ruột thịt của má. Vậy mà, hỏi về má Sáu, có cán bộ trẻ băn khoăn: “Sao không thấy má trong danh sách lãnh tiền có công?…”. Má Sáu nghe xong cười rổn rảng: “Góp cho cách mạng, kể công, thấy mắc cỡ!”.
PN - Những ngày giữa tháng Tư, ra vô con hẻm 159 Nguyễn Trãi (P.2, Q.5, TP.HCM), đâu đâu tôi cũng nghe những câu chuyện trĩu nặng nghĩa tình người dân lao động nghèo dành cho cách mạng. Trong đó, có chuyện của người mẹ, người em gái đã họp lại thành một lá chắn bảo vệ nhà in Trí Thức Mới của Ban Trí vận, Mặt trận Khu Sài Gòn - Gia Định giữa điệp trùng cảnh sát, mật vụ…
PN - Đứng trước ngôi nhà nhỏ cửa vàng, tôi chợt nghĩ, khung cửa giản dị này hẳn còn nhớ giọt nước mắt mẹ gạt đi khi tiễn chồng con vào chiến khu, giọt mồ hôi cay xè những đêm mẹ đào hầm, cơn lạnh buốt khi mẹ chạy xe giao tài liệu dưới trời mưa trắng, nỗi đau xé lòng khi cảnh sát lôi mẹ đi trong tiếng gào khóc của đàn con. Những giọt nước mắt, hẳn cũng lặng lẽ rơi xuống nền ngục tối lúc mẹ hay tin cô con gái 19 tuổi vào chốn lao tù...
PN - Hơn bốn mươi năm trước, khi đoàn quân giải phóng đang tiến về Sài Gòn, có những người mẹ, người chị sống trong thế giới lặng thầm của cuộc chiến đã nén từng hơi thở, đếm ngược thời gian chờ ngày thống nhất. Bốn mươi năm sau, tháng Tư về, chúng tôi tìm lại những người phụ nữ đã trải qua cuộc đời dâu bể trong thế giới lặng thầm đó - thế giới của những căn hầm bí mật, của những chiếc xe chứa đầy truyền đơn, vũ khí lưu thông trước họng súng quân thù; thế giới của đòn roi tra tấn, của cái chết và của cả những nỗi đau thương kinh hoàng không thể nào xóa nổi. Nhiều người trong số họ nay vẫn sống lặng lẽ giữa ngày tháng thái bình, mỗi số phận chứa một phần lịch sử.