Kết quả tìm kiếm cho "tham nhap duong day"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 12
Theo các luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại, kẻ bảo kê thực sự không phải là Hưng "kính". Cần làm rõ vai trò của trưởng ban quản lý chợ và vị trung tá công an phụ trách địa bàn.
Cuối năm, tại các tỉnh biên giới phía Nam, trên các đường mòn, cửu vạn rầm rập cõng hàng vượt biên đưa về TP.HCM và các tỉnh tiêu thụ. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM có mặt ở các cung đường biên giới để “săn” nạn buôn lậu
PN - Khi báo Phụ Nữ đăng tải loạt phóng sự này, chị Thoa nhận được nhiều cuộc gọi từ những người có liên quan, khuyên chị nên rút đơn tố cáo, từ chối kiểm đếm chi tiết để nhận được bồi thường số hàng bị nghi là… mất. Mặc dù container đã được mở, nhưng các bên liên quan không chịu kiểm đếm cùng doanh nghiệp, tìm nhiều lý do để kéo dài thời gian thỏa thuận.
PN - Ngày 31/3 là thời hạn cuối cùng để mang container ra ngoài đi soi. Phương án 1 đã tuột khỏi tay, ông Nguyễn Văn Đặng áp dụng phương án 2, nên cần một tờ công văn xin chuyển cảng do chị Thoa ký, đóng dấu công ty. Ngày 30/3, trong khi ông Đặng “lồng” lên đi tìm vì chị Thoa bỗng dưng “mất tích”, thì cũng là lúc chị làm việc với cơ quan công an.
PN - Dù kế hoạch “rút ruột” container đã được ông Nguyễn Văn Đặng cùng đồng bọn lập ra khá chặt chẽ, nhưng quá trình thực hiện đã gặp “vướng mắc”. Và, chúng tôi cũng đã phải vất vả đối phó để “hợp tác” với nhóm người này, với mục đích trì hoãn vụ trộm, chờ cơ quan công an vào cuộc.
PN - Nhất cử nhất động của chúng tôi từ đêm 27/3, đều được trao đổi qua điện thoại với người thụ lý vụ việc tại Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. Hải Phòng. Chiều 28/3, ông Đặng cùng Tuấn đến gặp chúng tôi ở một quán nước dưới chân cầu Lạc Long TP. Hải Phòng để bàn kế hoạch hành động. Đang thao thao bất tuyệt, ông Đặng giật mình kéo chị Thoa ra ngoài, hỏi cặn kẽ lai lịch của tôi. Xong xuôi, ông “ép” chúng tôi phải ở nhà nghỉ mà ông yêu cầu để tiện trao đổi “công việc” bất cứ lúc nào. Việc rút ruột container hàng của chị Thoa được ông Đặng vạch đường sẵn, Tuấn chỉ là người thực hiện.
PN - Tối 27/3, quá trình di chuyển cùng PV từ Hà Nội, xuống Hải Phòng, chị Thoa liên tục bị gọi điện, hối thúc xuống gặp ông Đặng (cán bộ hải quan kiểm hóa, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II) ngay để làm công văn xin đưa container rời khỏi cảng bãi Nam Hải.
PN - Sau nhiều ngày tiếp xúc, chắc mẩm phóng viên là “con mồi” béo bở, ông Nguyễn Văn Đặng - cán bộ Hải quan kiểm hóa, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II, rủ phóng viên đi buôn hàng “lậu” để có lợi nhuận cao.
PNO - Mặc dù loạt phóng sự “Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội” đã được Phụ Nữ Online khởi đăng từ đầu tháng 3/2013, nhưng đến nay, nhiều bạn đọc vẫn tiếp tục gửi ý kiến phản hồi về bài viết này.
PN - Khi loạt bài này đăng tải, Ngô Trung Hiếu đã vận dụng các kênh quan hệ của mình để Báo Phụ Nữ dừng đưa những thông tin liên quan đến anh ta. Hiếu còn hướng dẫn chị Trần Thị Đ. (Q.Cầu Giấy - Hà Nội) viết thư cảm ơn, gửi đến Trung tâm bảo trợ xã hội (TT) số 4, về việc Hiếu đã tạo điều kiện để chị nhận được con gái nuôi năm 2009 mà không phải chi phí bất cứ khoản tiền nào. Thực tế, để nhận được con nuôi ở TT số 4, chị Đ. phải chi hàng trăm triệu đồng. Hiếu còn gửi bản tường trình tới lãnh đạo cơ quan và Sở LĐ-TB-XH Hà Nội với nội dung: “Những gì tôi nói với nhà báo chỉ là nói bừa”...
PN - Cũng như nhiều người, tôi từng kính phục sự nhân ái của sư trụ trì trong việc nuôi dưỡng hàng chục em bé mồ côi bị bỏ rơi ở cổng chùa. Nhiều công ty, tổ chức trong ngoài nước và bạn bè tôi đã đến đây làm từ thiện, chia sẻ khó khăn với nhà chùa để nuôi dưỡng các cháu. Nhưng, khi thực hiện loạt bài này, tôi đã “sốc” trước những lời rỉ tai rằng nơi đây như một “kênh” cung cấp con nuôi. Hiện có đến gần 200 trẻ mồ côi được gom về từ nhiều nguồn khác nhau, đang sống lay lắt ở chùa Bồ Đề…
PN - Tôi từng gặp những phụ nữ hiếm muộn nhiều lần tìm đến các trung tâm bảo trợ xã hội để xin con nuôi mà không được. Hỏi bí quyết của một chị “đại gia” đã xin con nuôi thành công tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 4 (xã Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội), tôi được biết: phải có ít nhất một trăm đến hai trăm triệu đồng (tùy từng thời điểm) thì một người Việt Nam mới có thể xin được con nuôi. Đó là lý do vì sao nhiều trung tâm bảo trợ xã hội có trẻ bị bỏ rơi “thích” người nước ngoài nhận con nuôi ở chỗ của họ...