Kết quả tìm kiếm cho "nuoc gie lau bang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 7
Trẻ không dám phản kháng, bởi quá trình lớn lên của trẻ, chính những người lớn luôn chứng minh trẻ có lỗi. Trẻ mang mặc cảm mình sai nên nghĩ người lớn phạt đúng. Cô giáo ở trường chỉ tiếp tục sự nghiệp dọa dẫm trẻ đó thôi.
Nói chuyện trong giờ học, em Phạm Phương Anh (lớp 3A5, Trường tiểu học An Đồng, H.An Dương, TP.Hải Phòng) bị cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Minh Hương phạt uống cốc nước vắt từ giẻ lau bảng.
Phải khẳng định hành hạ một đứa trẻ như thế là tội ác. Mượn tay một đứa trẻ khác trấn áp bạn mình còn ác bội phần.
Cái chén đắng giáo dục từ xưa đã trổ gai trên miệng xã hội ngày hôm nay, đứa trẻ quỳ gối liên tục ngày hôm nay sẽ học được cách đạp người khác xuống bùn ngày mai.
Cho trẻ uống nước giặt giẻ lau bảng không những là hành vi phản giáo dục, mà còn phạm vào tội danh “hành hạ người khác”, “làm nhục người khác” trong bộ luật hình sự.
Cái sai, cái ác đáng chê trách, đáng phê phán đáng trừng phạt đã đành, cách thức chúng ta đang hành xử với cái ác đó phải chăng cũng chưa thực sự đúng?
Những người lớn như vị hiệu trưởng nhận hối lộ, ông phụ huynh quá quắt bắt cô giáo quỳ, hay đứa học trò nhiễm máu giang hồ đâm thầy giáo… xét đến cùng đều là sản phẩm của nền giáo dục.