Kết quả tìm kiếm cho "nhu the tay chan"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 12
Tình yêu thương, nhất là máu mủ ruột rà, là điều tự nhiên có trong mỗi người.
PNCN - Mới ngày nào tớ vẫn còn đỏ hỏn trong vòng tay ba mẹ, luôn được chiều chuộng và mọi thứ đều là của riêng tớ. Vậy mà chẳng bao lâu sau đó, tớ được gắn thêm cái mác anh Hai, nghe “oách xà lách” lắm.
PN - Từ ngã ba Rạch Bần, cùng với chị Lê Tuyết Hồng, Chủ tịch Hội LHPN xã Phong Lạc, chúng tôi lên đò đi thăm gia đình anh Nguyễn Văn Kiệt (ấp Tân Thành, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), người đã “làm tay, làm mắt” cho người em trai xấu số suốt bao năm ròng…
PN - Nhiều người biết luật sư Lê Nguyễn Thuyền Quyên (Trưởng văn phòng luật sư Sài Gòn - Gia Định, Q.Gò Vấp - TP.HCM), nhưng ít ai biết câu chuyện thú vị “năm chị em tuổi liền kề dắt tay nhau vào đại học” của chị em nữ luật sư này. Người chị đầu là Lê Nguyễn Song Quyên (SN 1973), Lê Nguyễn Thuyền Quyên (1974) thứ hai, kế đến là Lê Nguyễn Ngọc Quyên (1975), Lê Nguyễn Trọng Văn (1976) và Lê Nguyễn Quyên Quyên (1978).
PN - Thương em vượt cạn trong cảnh bơ vơ ở đất nước Rumani xa xôi, chị không ngần ngại bay sang với em. Em sinh khó, chị phải vận dụng vốn ngoại ngữ ít ỏi của mình năn nỉ bác sĩ: “Hãy cho tôi được vào với em tôi để làm chỗ dựa tinh thần cho nó bớt căng thẳng, lo sợ. Tôi từ Việt Nam đến đây chỉ chờ đợi giây phút này…”. Bác sĩ không thể khước từ lời van cầu khẩn thiết đó, chị được vào phòng sinh cùng em. Chị nắm tay em, xoa lưng, động viên, hướng dẫn em thở, rặn. Sau cả ngày chuyển dạ đau đớn, đứa bé ra đời trong giọt nước mắt vui sướng của hai chị em.
PN - Nhận được tin bốn cô cháu ở quê rơi vào cảnh côi cút, bà Nguyễn Thị Mai Hương (SN 1961 - ảnh), đang là sư cô ở chùa Từ Hạnh (Q.Bình Tân, TP.HCM) quyết định hoàn tục để nuôi dưỡng các cháu nên người. Thấm thoát đã 20 năm …
PN - Một lần NSƯT Thoại Mỹ diễn cảnh cô gái thất thần, điên loạn, xong cảnh, đèn đã xuống, màn đã kéo nhưng NSƯT Thoại Miêu không thấy em mình vào hậu trường để chuẩn bị cho cảnh tiếp theo. Linh cảm chuyện chẳng lành, Thoại Miêu hốt hoảng lao ra sân khấu. Trên sàn diễn, Thoại Mỹ ngất xỉu. Chị tay quạt, tay đút nước, thuốc cho em. Tỉnh dậy, em chạm ngay ánh mắt âu lo của chị. Biết Thoại Mỹ mắc bệnh tim, hay mệt, Thoại Miêu luôn cố gắng thu xếp để ở cạnh em trong những chuyến lưu diễn...
PN - Sau hành trình dài từ Q.3 đến Q.Thủ Đức (TP.HCM), qua hai tuyến xe buýt, bà xách giỏ, xuống xe, đi như chạy về phía Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần Thủ Đức. Thở hổn hển, bà nói với tôi: “Đoạn đường cả cây số, nhưng tôi không đi xe ôm, chừa vài ngàn đồng cho em để nó mừng. Đi nhanh kẻo em chờ ăn, đói bụng. Tôi còn phải sớm quay về lo cho chị hai”.
PN - Năm lần tìm đến cái chết, giờ ngẫm lại, chị thấy sao mình ích kỷ, dại dột. "Nhỡ có chuyện gì, không biết gánh gia đình này ai lo?”. Chị tên Lương Thị Mai (SN 1957). Căn nhà ọp ẹp diện tích 1,2m x 5m nép dưới chân cầu Phạm Hùng (Q.8, TP.HCM) của chị là nơi trú ngụ của sáu thành viên. Vật dụng xếp dạt hai bên vách, lối đi - khoảng trống duy nhất rộng chừng nửa mét là nơi diễn ra mọi sinh hoạt.
PN - “Tôi không biết ví anh ấy với tấm gương thảo hiền nào, bởi so vào đâu cũng khập khiễng. Tấm lòng anh ấy mênh mông quá!” - chị Lê Thị Kim Tuyến - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, chia sẻ khi đưa chúng tôi tới thăm một gia đình có ba người tâm thần.
PNCN - Anh hai Quốc Khánh chín tuổi, còn em gái Cát Tường hai tuổi rưỡi. Được cả nhà thương, cưng chiều nên em hay ăn hiếp anh, có lúc em quá mạnh tay làm anh khóc.
PNCN - Hai con cách nhau ba tuổi. Gia Bảo là anh Hai, tinh nghịch, có khiếu văn nghệ và rất thích vai trò làm anh của mình. Cu cậu thương em lắm, lúc nào cũng quấn quýt bên em để chăm sóc, nô đùa cùng em.