Kết quả tìm kiếm cho "du thao hien phap"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 22
Trong phiên họp toàn thể tại hội trường sáng 28/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong phiên họp được truyền hình, truyền thanh trực tiếp sáng 22/10 của Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đại biểu Quốc hội đã nghe toàn văn các báo cáo về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 và tình hình triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội khóa XIII thông qua.
PNO - Sáng 28/8, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tổ chức tọa đàm về “chính quyền địa phương” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, bên cạnh đa số tán thành với quy trình sửa đổi Hiến pháp là giao Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp và luồng ý kiến thứ hai đề nghị Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân (hoặc phúc quyết) sau khi được Quốc hội thông qua.
14h chiều nay (20/5), Quốc hội nghe giải trình, tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Trưởng Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình bày.
PN - Điều 44 (mới) trong dự thảo quy định “Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa”.
PN - Ngày 28/3, tại cuộc họp thông qua “Dự thảo tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân TP cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, đến thời điểm này đã tổ chức gần 40.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm... để lấy ý kiến đóng góp của người dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
PN - Linh mục Nguyễn Công Danh - Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP.HCM cho biết: “Tôi đồng ý với điều 4 của Hiến pháp về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và không đề nghị sửa đổi vì đây là nội dung rất chính đáng và được lịch sử ghi nhận. Một số ý kiến đề nghị bỏ điều 4 là không có ý tốt, họ muốn xóa bỏ chế độ, phủ nhận vai trò của Đảng”.
PN - Tại tọa đàm “Góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992” tại TP.HCM vừa qua, nhiều trí thức đã tích cực “mổ xẻ” Điều 4 của Dự thảo: vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.
PNO - Tối 11/3, Hội LHPN TP.HCM phối hợp với Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức hội nghị góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong nữ sinh viên của trường.
Điều 4 (Hiến pháp 1992), một điều rất quan trọng, trước đây chỉ được lĩnh hội một nội hàm là Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cầm quyền. Nay Điều 4 đã được khái niệm cụ thể trong 3 khoản (khoản 1, khoản 2, khoản 3) quy định Đảng phải nằm trong nhân dân, Đảng lãnh đạo là lãnh đạo đường lối chứ không phải đứng trên nhân dân.
PN - Điều 40 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định: “Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Quy định này chưa thể hiện rõ và đầy đủ các khía cạnh liên quan đến trẻ em (trẻ em trai, trẻ em gái, trẻ em khuyết tật, mồ côi, cơ nhỡ, lang thang…) và mục đích trẻ có các quyền được nêu trong dự thảo để trẻ em được chăm lo, được yêu thương, được phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách. Theo tôi, ban soạn thảo nên nghiên cứu, bổ sung những nội dung để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới được thực hiện ngay từ giai đoạn trẻ còn nhỏ như: khẳng định cơ hội bình đẳng trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe có tính đến đặc thù giới tính…