Kết quả tìm kiếm cho "dau hien re thao"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 14
Ngày giỗ, chồng tôi tới thật trễ cùng đồng nghiệp, vác theo thùng bia. Cả nhóm ồn ào ăn uống rồi ồn ào kéo nhau đi, để lại "bãi chiến trường"...
Ngày giỗ, chồng tôi tới thật trễ cùng đồng nghiệp, vác theo thùng bia. Cả nhóm ồn ào ăn uống rồi ồn ào kéo nhau đi, để lại "bãi chiến trường"...
PNO - “Bà nội của chồng tôi kể, lúc ba anh Việt bị bắt, bọn giặc dẫn ông ra sân làng tra khảo đến chết rồi ném xác giữa đường. Đau đớn lắm, nhưng mẹ chồng tôi vẫn đủ bình tĩnh đi nhặt xác ông về chôn cất. Rồi con gái lớn hy sinh, mẹ lại gạt nước mắt tiếp tục tham gia kháng chiến. Bây giờ khối u ác tính ở ngực hành hạ suốt ngày, cũng chưa bao giờ bà rơi nước mắt. Mẹ tôi kiên cường lắm”.
PN - 14 năm ở rể, sự yêu thương chân thành, chăm sóc tận tụy đối với cha mẹ vợ của anh Nguyễn Thanh Hùng (tên thường gọi là Vũ, nhà ở Tỉnh lộ 7, KP2, thị trấn Củ Chi, TP.HCM) đã làm cảm động nhiều người…
PN - Chị Hà Thị Diễm Phúc (thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn là con gái cưng của một gia đình công chức ở Mỹ Phước. Ước mơ trở thành cô giáo trường làng, nên tốt nghiệp phổ thông là chị thi ngay vào trường trung học sư phạm. Tốt nghiệp, chưa kịp đi dạy, Phúc gặp anh Trịnh Phục Minh - nhân viên quản lý chợ Mỹ Phước. Minh hơn Phúc sáu tuổi, là anh cả trong một gia đình có ba anh em. Phúc kể: “Quen nhau, qua nhà chơi, thấy cha mẹ anh Minh đều là nhà giáo, hiền lành nên khi anh ngỏ lời là mình đồng ý”.
PN - Khi tôi tìm đến căn nhà ở số 119/6B Mễ Cốc, P.15, Q.8, TP.HCM một bà lão bước ra cửa đon đả chào mời. Tôi thật sự ngỡ ngàng không biết bà có phải là bà Nguyễn Thị Tuyết không, vì tôi được biết, bà rất già yếu, nằm một chỗ. Hóa ra, bà thật sự không còn minh mẫn như vẻ ngoài. Hỏi tên họ, tuổi, bà nghĩ mãi không ra. Nhưng, khi nhắc đến người con dâu là Vũ Thị Tuyên là mắt bà ngời lên niềm vui sướng, tự hào…
PN - “Không chỉ làm tròn phận sự dâu con, ngay cả với bà nội tôi, Tư cũng hết lòng thương yêu, chăm sóc. Tư giỏi chịu cực, sống hy sinh cho gia đình chồng nên tui thương lắm!” - anh Đinh Văn Tân nói về vợ mình, chị Võ Thị Tư (ấp 3, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM), như thế.
PN - Ông Ngô Văn Quân (thường gọi là ông Sáu đánh nhợ, ở tổ 9, KP.Phong Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM) kể: “Hồi đó con Lệ được nhiều đứa theo nhưng tôi “chấm” nhứt thằng này. Bộ đội mà, hiền lắm. Hơn hết là chịu ở rể. Ở với vợ chồng nó một hai năm đầu, bà nhà tôi kêu tôi “bỏ nhỏ”: có nghèo, có đói hay cực khổ cỡ nào mình cũng ở với vợ chồng con Lệ, thằng Dũng nghe ông. Được thằng rể hiếu thuận vầy là vợ chồng mình may mắn lắm".
PN - Bà gượng dậy, khó nhọc đưa tay lau bụi tấm di ảnh của mẹ chồng - việc bà vẫn làm mỗi ngày. Bà trầm giọng, thả từng tiếng vào hư không: “Cả đời con, xót xa, đau lòng nhất là không tổ chức được cho mẹ một đám tang đàng hoàng”. Bà tên Nguyễn Thị Mỹ Lệ, SN 1958, tạm trú tại tổ 5, KP.1, P.An Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Người mẹ trong di ảnh tên Huỳnh Thị Đãi (SN 1934), là mẹ chồng của bà, mất đã hai tháng nay.
PN - “Chuyện ở vậy nuôi con, phụng dưỡng ba má chỉ là đạo làm dâu. Xem như tôi đã đi hết “con đường” của cuộc đời một cách bình thường…”. Vừa khoát tay xua bầy gà khỏi đám thóc đang phơi trước sân, chị Lâm Thị Diệu, ấp 10, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau mỉm cười giải thích việc chị từ chối nhận tuyên dương Người con hiếu thảo.
PN - Mười năm trước, ngày chị Nguyễn Thị Đậm (Ô Môn, Cần Thơ) theo chồng là anh Phan Văn Ròm về xã Phước Long (Giồng Trôm, Bến Tre), bà con hai bên xầm xì bàn tán không ít. Người mừng chị yên bề gia thất ở tuổi 40, người mỉa mai chị “kén cá chọn canh, cuối cùng vớ phải một ông già hơn cả con giáp, lại bị câm điếc”, người lo chị nặng nợ với người chồng tật nguyền cùng ba má chồng già yếu. Mặc, tình thương đã dẫn chị vượt lên những nhọc nhằn, nghi ngại…
PN - Nghe ai nói đừng gả con gái về miền Tây, đàn ông xứ đó nhậu và dữ dằn với vợ con lắm, là bà Út Chạy không chịu. Rể út bà là người miền Tây. Thử đốt đuốc kiếm khắp vùng miền Đông này, mấy người được như vậy? Mọi người gật đầu công nhận: “Rể bà quá tuyệt vời. Nhưng, đâu dễ được mấy người!”.