Kết quả tìm kiếm cho "co giao tinh khau"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 10
Đầu năm học này, cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên toán Trường THPT Long Thới (H.Nhà Bè, TP.HCM), người từng bị học sinh phản ánh “im lặng không nói gì suốt ba tháng lên lớp”, lại được phân công dạy bốn lớp khối 10 và 11.
Em không chỉ thắp ngọn lửa của lòng dũng cảm, can trường trong lòng những bạn nhỏ cùng trang lứa, mà em còn khiến những người lớn đã quen cúi gập người mưu cầu sự an ổn cúi đầu xấu hổ!
Con đã chọn cho mình một lối rẽ mà số đông đã không chọn. Sự lựa chọn này là nền tảng hình thành nên sự chính trực – một tố chất mà bất cứ công dân, lãnh đạo của một đất nước nào cũng phải có.
Thật đáng trách khi em Phạm Song Toàn nói ra sự thật để bảo vệ quyền được học tập của mình và cho các bạn lại bị bạn bè chỉ trích. Nhưng đáng trách hơn là, nhà trường và ngành giáo dục, không bảo vệ em.
Đối diện với tất cả những câu chuyện buồn “đang bị lộ” của ngành, phụ huynh và học sinh vẫn đang bị đặt trong thế bị động, giáo viên cũng chẳng thể khác hơn. Giáo viên trách trò, phạt trò; phụ huynh đe dọa, hành hung giáo viên.
Cho trẻ uống nước giặt giẻ lau bảng không những là hành vi phản giáo dục, mà còn phạm vào tội danh “hành hạ người khác”, “làm nhục người khác” trong bộ luật hình sự.
Án kỷ luật nào dành cho người đứng đầu ngành giáo dục thành phố khi không kiến thiết nổi một môi trường dạy học lành mạnh, công bằng ở ngay trong một huyện xa và nghèo?
Hãy đặt mình trong hoàn cảnh bị cô lập, đối xử ghẻ lạnh của cô giáo, ở cái tuổi 18, để hiểu phần nào sự đơn độc, ức chế khủng khiếp. Cầu mong đừng lặp lại điều này với đứa trẻ nào, sau hiện tượng Phạm Song Toàn.
Sao chúng ta không sẵn sàng PR cho “sự chính trực và lòng dũng cảm” để nó được lan tỏa rộng và mạnh trong các ngôi trường nói riêng và xã hội nói chung, thay vì để nó bị thất bại như tại Trường THPT Long Thới kia.
Những người lớn như vị hiệu trưởng nhận hối lộ, ông phụ huynh quá quắt bắt cô giáo quỳ, hay đứa học trò nhiễm máu giang hồ đâm thầy giáo… xét đến cùng đều là sản phẩm của nền giáo dục.