Kết quả tìm kiếm cho "cay lanh sinh qua ngot"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 8
PN - Nhìn lại bức ảnh cả nhà năm người, chụp cùng mẹ chồng khi bà từ Đà Nẵng vào thăm cháu nội, trước căn nhà xiêu vẹo ở số 93 Trần Văn Bính, khóm 4, P.5, TP. Cà Mau, bà Lâm Thị Kim Phối nói, cuộc đời bà cứ như một giấc mơ.
PN - Có chung một cái tên, cùng một mái ấm, nhưng hai chị em Phượng Linh và Bảo Linh đã phát triển theo hai con đường hoàn toàn khác nhau. Trần Phượng Linh - thủ khoa đầu vào Khoa Văn học và ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM - đoạt giải nhất cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp trường ĐH KHXH&NV 2012, giải nhì Eureka TP.HCM 2012 và giải ba cuộc thi cấp bộ Tài năng khoa học trẻ năm 2012. Trong khi đó, Trần Hoàng Bảo Linh lại là thành viên của lớp 12 Toán, Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP. HCM. Khi mới là học sinh lớp 11 Toán, Bảo Linh đã là thủ khoa của cuộc thi học sinh giỏi Toán quốc gia, đoạt huy chương đồng Olympic Toán quốc tế năm 2012.
PN - Đồi Bằng Lăng, mới nghe cứ tưởng tên một khu du lịch sinh thái thơ mộng, nhưng thật ra, đó chỉ là vùng đất mới, không đường, không điện, thuộc ấp 2, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Để đến được đồi Bằng Lăng, phải đi thêm 21km từ QL1, qua những đoạn đường lông chông đá, những cây cầu tạm bợ, những con đường đất bề ngang chỉ vừa đủ một bánh xe gắn máy, mùa nắng bụi tung, mùa mưa sình bết. Vậy mà, từ nơi đó, đã có những đứa con lớn lên, học hành đỗ đạt nhờ những giọt mồ hôi của cha mẹ ngày ngày đổ xuống nương rẫy.
PN - Sáu tuổi, Dương Thị Thương thành đứa trẻ mồ côi khi cha mẹ chết thảm bởi bom B52. Năm 1972, 12 tuổi, chị theo đoàn người từ Triệu Phong, Quảng Trị di cư vào Nam. Nghèo khó, ăn chưa đủ, mặc chưa ấm, tuổi thơ nhọc nhằn đi làm thuê, ở mướn đổi cơm nên chị chẳng dám mơ ước gì hơn ngoài một công việc lương thiện.
PN - “Mùa thi 1990, ba dắt tôi từ Quy Nhơn ra Huế thi Đại học Y. Hành trang lỉnh kỉnh, ba vẫn ghé chợ mua thêm chiếc quạt nhỏ. Trưa hè Huế oi bức, ba bảo tôi ngủ dưỡng sức để chiều làm bài cho tốt. nghe lời ba, tôi nhắm mắt, giả bộ ngủ. Ba lấy chiếc quạt nan quạt cho tôi. Quạt từ chân lên đầu, từ đầu xuống chân, dừng lâu ở nơi những giọt mồ hôi ngưng tụ. Tôi nghẹn lòng, nước mắt muốn trào”.
PN - Theo ông Phạm Trọng Thỉnh - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, gia đình ông Trần Trung Thực không chỉ là tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế, mà còn là điểm sáng trong phong trào hiếu học: “Nói đến chịu thương chịu khó gầy dựng kinh tế, không ai qua nổi vợ chồng ông; còn nói đến vượt khó học tập, đỗ đạt, chẳng ai sánh bằng các con nhà ấy”. Ông Thực thì cho rằng, chính những năm tháng nghèo khó triền miên đã giúp vợ chồng ông cùng các con nhìn chung về một hướng: học để thoát nghèo!
PN - Một người cha “ít chữ” đã gieo được hạt giống hiếu học cho đàn con bằng việc tối tối dắt xe đi học bổ túc, dù ông học chẳng để làm gì. Một người mẹ không quản mưa nắng, xuôi ngược đường dài miễn sao “các con chịu học”. Đó là câu chuyện của gia đình ông bà Võ Mai - Nguyễn Thị Mai (cùng 71 tuổi, ở số 403 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn, Bình Định). Ông bà có chín người con thì cả chín đều tốt nghiệp đại học, có người đã lấy bằng thạc sĩ. Gia đình ông bà nhiều năm liền được bầu chọn là “gia đình hiếu học” cấp thành phố, cấp tỉnh.
PN - Đường về thôn Nại Cửu (xã Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị) những ngày tháng Tư trải một màu xanh ngút ngát của lúa, ngô. Trong căn nhà cấp bốn khá khang trang, hai người nông dân tóc ngả màu sương cặm cụi tách trái đậu đỏ. Thi thoảng vui chuyện, ông bà phá lên cười. “Ông bà tui năm ni đã ngoài 70 rồi. Chừ mới có những giây phút thảnh thơi cho riêng mình”, ông Võ Liễu mở đầu câu chuyện.