Tác dụng vắc xin COVID-19 giảm dần, Mỹ sẽ tiêm liều thứ 3 tăng cường cho mọi đối tượng

18/08/2021 - 15:54

PNO - Sau nhiều tháng vật lộn để thuyết phục người Mỹ tiêm vắc xin COVID-19, các quan chức y tế Hoa Kỳ có thể sớm đối mặt với một thách thức mới: yêu cầu những người đã tiêm đầy đủ đi tiêm liều vắc xin tăng cường để được bảo vệ lâu dài hơn khi biến thể Delta làm số ca nhiễm mới tăng vọt.

Theo các cơ quan y tế Hoa Kỳ, dự kiến ​họ sẽ tiêm thêm một liều vắc xin cho tất cả mọi người sau khi họ tiêm mũi thứ hai 8 tháng. "Điều đó có nghĩa là đợt tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ sắp được mở rộng hơn nữa", một quan chức giấu tên cho biết.

Kế hoạch này dự kiến sẽ được bàn thảo và thông qua trong tuần này khi biến thể Delta dễ lây lan đang khiến ca nhiễm mới của Mỹ tăng trở lại những tuần gần đây. Và nhiều bằng chứng sơ bộ cho thấy tác dụng bảo vệ của vắc xin bắt đầu giảm dần sau vài tháng.

Các chuyên gia Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ đề xuất thuốc tăng cường vắc xin COVID-19 cho tất cả người Mỹ, bất kể tuổi, tám tháng sau khi họ tiêm liều thứ hai, để đảm bảo bảo vệ lâu dài chống lại coronavirus khi biến thể delta lan rộng khắp cả nước. Dự kiến ​​sẽ có thông báo ngay trong tuần này, với liều lượng bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chính thức phê duyệt vắc-xin. (Matt Stone / The Boston Herald qua AP, Pool)
Các chuyên gia Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ đề xuất tiêm tăng cường vắc xin COVID-19 cho tất cả người Mỹ, sau khi họ tiêm liều thứ hai 8 tháng, để đảm bảo bảo vệ lâu dài chống lại biến thể Delta lan rộng. 

Tuần trước, các quan chức y tế Mỹ đã khuyến nghị dùng vắc xin tăng cường cho một số người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư và người ghép tạng. Nếu các mũi tiêm tăng cường được mở rộng thì những người Mỹ đầu tiên tiêm chủng là nhân viên y tế, người già... sẽ tiêm tăng cường đầu tiên.

Một số chuyên gia đã bày tỏ lo ngại rằng một chiến dịch kêu gọi đợt tiêm mới này có thể làm xáo trộn thông điệp sức khỏe cộng đồng và có thể làm nản lòng hơn nữa những người đã nghi ngờ về hiệu quả của vắc xin. Ngoài ra, chiến dịch tiêm nhắc lại cũng có thể gây những phản đối khi các quan chức y tế toàn cầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới, đã kêu gọi các quốc gia giàu ngừng tiêm tăng cường để đảm bảo các nước nghèo có đủ vắc xin ở liều đầu tiên.

Tiến sĩ Tlaleng Mofokeng, một chuyên gia Nam Phi tư vấn cho Liên Hợp Quốc, lên án động thái hướng tới các mũi tiêm tăng cường  của Mỹ, nói rằng nó sẽ "làm sâu sắc thêm những bất bình đẳng vắc xin hiện có” khi “có những người vẫn chưa nhận được liều nào”.

Tuy nhiên, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết việc ngưng mũi tiêm thứ 3 tăng cường là "một lựa chọn sai lầm" đồng thời khẳng định nước Mỹ "có thể làm được cả hai cùng lúc".

Bà cho biết Mỹ là nước đóng góp lớn nhất trong cuộc chiến chống lại COVID-19 trên toàn cầu và sẽ “tiếp tục là kho chứa vắc xin” cho thế giới. “Chúng tôi có đủ nguồn cung và chúng tôi đã lên kế hoạch từ lâu để có nó” bà Psaki nói.

Các mũi tiêm nhắc lại sẽ chỉ bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chính thức phê duyệt vắc xin, hiện tất cả vắc xin sử dụng ở Mỹ đang được phân phối theo quy định được gọi là cho phép sử dụng khẩn cấp.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hiện có hơn 198 triệu người Mỹ (70% những người đủ điều kiện) đã nhận được ít nhất một liều vắc xin COVID-19. Riêng trẻ từ 12 tuổi trở lên thì có 60% được tiêm chủng đầy đủ.

Theo các nghiên cứu khoa học thì vắc xin vẫn có khả năng bảo vệ cao đối với COVID-19, nhưng kết quả từ Israel công bố vào tháng trước cho thấy tác dụng của nó sẽ giảm dần. Hiệu quả của vắc xin đối với nhiễm trùng có triệu chứng đạt đỉnh 96% sau hai tháng kể từ khi tiêm liều thứ hai. Nhưng sau 6 tháng, nó đã giảm xuống còn khoảng 84%.  Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Francis Collins, cho biết: “Có một mối lo ngại rằng vắc xin có thể bắt đầu suy yếu về hiệu quả của nó theo thời gian", ông nói.

Trọng Trí (theo AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI