Syria: Nga - Mỹ có đồng lòng cũng chẳng đi đến đâu?

08/09/2016 - 07:32

PNO - Những nước lớn đang nhúng tay vào chiến sự ở Syria, Nga, Mỹ hay Thổ Nhĩ Kỳ chính là một nguyên nhân lớn dẫn tới cuộc chiến không hồi kết ở Syria.

Ngày 7/9, ông Riyad Hijab, điều phối viên Ủy ban Đàm phán cấp cao (HNC) - đại diện cho liên minh gồm nhiều nhóm đối lập ở Syria - khẳng định HNC sẽ bác bỏ mọi thỏa thuận giữa Nga và Mỹ liên quan tiến trình giải quyết xung đột ở Syria nếu giải pháp đó khác biệt với kế hoạch của nhóm.

Ông Hijab, đang có mặt tại London (Anh), đã đưa ra tuyên bố trên sau khi công bố một kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 6 năm làm 400.000 người thiệt mạng và 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do HNC đề xuất.

Đề xuất hòa bình hay còn gọi là lộ trình tiến tới hòa bình này gồm 3 bước, theo báo Wall Street Journal (Mỹ).

3 bước trong lộ trình hòa bình của HNC:

Bước 1: 6 tháng thương lượng giữa phe nổi dậy và phe chính phủ.

Bước 2: Tiếp theo đó là 18 tháng để thành lập một chính phủ chuyển tiếp với đầy đủ quyền lực – không có Tổng thống Bashar al-Assad cùng phe phái của ông. Chính phủ chuyển tiếp sẽ soạn thảo hiến pháp mới.

Bước 3: Cũng là bước cuối cùng tổ chức các cuộc bầu cử địa phương, Quốc hội, Tổng thống theo hiến pháp mới.

Vòng đàm phán mới về hòa bình ở Syria được nối lại từ giữa tháng 4/2016 ở Geneva (Thụy Sĩ) song không đạt được bất cứ tiến triển nào.

Các phe phái tham chiến vẫn chưa đàm phán trực tiếp mà chỉ có các cuộc gặp riêng rẽ với Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Syria Staffan de Mistura.

Mâu thuẫn lớn nhất là tương lai chính trị của Tổng thống al-Assad, vấn đề mà phía chính quyền Syria khẳng định sẽ không đàm phán và nhân nhượng.

Đề xuất của phe đối lập đến trong lúc các quan chức Mỹ, Liên minh châu Âu và các nước khu vực tập trung về London (Anh) bàn cách chấm dứt nội chiến Syria, và giữa lúc Mỹ - Nga đang loay hoay tìm một thỏa thuận chấm dứt giao tranh ở Syria. Bên lề hội nghị G20 ở Trung Quốc ngày 5/9, hai tổng thống Nga và Mỹ đã không đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạo điều kiện vận chuyển hàng cứu trợ.

Cuộc chiến Syria không thể có hồi kết?

Theo các chuyên gia về chiến tranh dân sự, có một cơ số nguyên nhân khiến Syria là bài toán cực kỳ hóc búa, khác lạ so với những cuộc chiến tranh tương tự trong lịch sử.

Các cuộc tấn công can thiệp của nhiều nước với mục đích góp phần kết thúc chiến tranh tại Syria song trên thực tế lại làm tình hình trở nên nan giải, bế tắc.

Ở Syria, các lực lượng tham  chiến chính ở đây bắt đầu giao tranh vào năm 2011. Cả hai đều thực sự yếu kém và không thể chiến đấu lâu  dài bằng thực lực của mình.

Tuy nhiên các bên tham chiến này không dựa  vào chính mình. Mỗi bên đều có sự hậu thuẫn của các cường quốc lớn gồm: Mỹ, Nga, Iran, Saudi Arabia và hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ.

Quân đội chính phủ và phiến quân được nước ngoài tiếp  trợ và điều đó có nghĩa là nguồn khí tài của họ không bao  giờ cạn kiệt, như vậy sẽ khiến cuộc xung đột kéo dài hơn đáng kể.

Syria: Nga - My co dong long cung chang di den dau?
Sự giao tranh giữa các nước viện trợ chỉ làm tình hình ở Syria căng thẳng thêm.

Các nước bảo trợ không chỉ làm triệt tiêu các cơ chế hoà  bình mà còn tự gia cố các cơ chế làm tăng tình trạng bế tắc. Khi bên A bị lấn át, các nước ủng hộ bên A sẽ 'nhảy vào' tiếp tế. Rồi khi bên A giành lại thế thắng, thì các nước ủng hộ bên B tất nhiên sẽ phải nhập  cuộc. Mỗi lần leo thang lại mạnh  hơn đôi chút so với lần trước, sự tàn sát lớn hơn còn cán  cân cơ bản của cuộc chiến thì không thay đổi.

Ví dụ năm 2015, Mỹ ủng hộ người Kurd chiến đấu  với Nhà nước Hồi giáo (IS). Khi lực lượng người Kurd lớn  mạnh, điều này báo động Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang phải vật  lộn để dẹp sự nổi dậy của bộ tộc người Kurd sinh sống ở  Thổ Nhĩ Kỳ. Tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp để giành  kiểm soát Jarabulus ở Syria được Mỹ hỗ trợ trong một nỗ  lực nhằm ngăn chặn người Kurd Syria khởi chiếm trước thị  trấn này.

Cách duy nhất để phá vỡ sự bế tắc này là một bên là nổi dậy vượt khả năng đối chọi của bên kia. Vì Syria thu hút sự tham gia của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Nga và Mỹ, bế tắc chỉ có thể khai thông bằng một cuộc tấn công tổng lực.

Cách khác để có thể chấm dứt các cuộc chiến tranh như vậy là một nước bảo trợ thay đổi chính sách ngoại giao của mình và quyết định rút quân. Điều này cho phép bên khác nhanh chóng chiến thắng. Song ở Syria, vì mỗi bên đều được hậu thuẫn bởi nhiều nước khác nhau nên mỗi nước bảo trợ cho một bên cần phải cùng từ bỏ sự hỗ trợ này.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI