Suu Kyi: Thận trọng với láng giềng đặc biệt Trung Quốc

19/11/2015 - 11:26

PNO - Theo Reuters, bà Suu Kyi khẳng định sẽ quan tâm đến quan hệ với Trung Quốc sau khi Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ của bà lên nắm quyền.

Suu Kyi: Than trong voi lang gieng dac biet Trung Quoc
Bà Aung San Suu Kyi (Ảnh Teures)

Sau khi Đảng của mình dành thắng lợi trong cuộc bầu cử, bà Suu Kyi cam kết sẽ dành cho Trung Quốc “sự quan tâm đặc biệt” và bà còn nói thêm rằng: Các khoản đầu tư từ nước ngoài sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc, lãnh đạo của Đảng Quốc gia vì dân chủ (NLD) tuyên bố rằng, Myanmar không có kẻ thù, nhưng mối quan hệ với các nước láng giềng luôn nhạy cảm hơn so với các nước khác, nên cần phải giải quyết thật thận trọng.

Trung Quốc là tuyến đường huyết mạch với Myanmar trong khoảng 2 thập kỷ, Myanmar bị ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận, không cho các doanh nghiệp phương Tây cùng các tổ chức tài chính được phép giao thương khi nước này còn kém phát triển và bị chế độ độc tài quân sự cai trị từ năm 1962 đến 2011.

Một điều có lợi cho Bắc Kinh là, các trái phiếu cổ phần của các doanh nghiệp Trung Quốc trong Đảng NLD đang tăng lên, và dần “quét sạch” những tàn dư còn sót lại của chế độ cũ.

“Mối quan hệ với các nước láng giềng luôn nhạy cảm hơn so với các nước khác” – bà Suu Kyi cho biết. “Chúng tôi sẽ phải đặc biệt chú ý về vấn đề này, giải quyết sao cho êm thắm, hiệu quả và minh bạch”.

Sự bất tín vẫn còn hiện diện ở Myanmar khi Trung Quốc tham gia vào tiến trình gìn giữ hòa bình ở nước này. Quan hệ 2 nước bắt đầu trở nên căng thẳng khi có phát sinh xung đột ở biên giới, thậm chí có những kẻ tấn công vào tận lãnh thổ Trung Quốc và giết hại dân thường.

Tổng thống Myanmar Thein Sein dỡ bỏ báo động quân sự ở vùng Kokang, gần biên giới TQ vào hôm thứ ba vừa rồi và tuyên bố hòa bình đã được khôi phục giữa các bên xung đột.

Trung Quốc đã gửi đặc phái viên đến Naypyitaw vào hôm thứ tư để có cuộc trao đổi riêng với bà Suu Kyi cùng người phát ngôn Shwe Mann. Chi tiết về cuộc thảo luận không được công bố.

Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc duy trì ảnh hưởng của nước này tại Myanmar trong khi Hoa Kì đã bắt đầu tiến gần hơn. Thêm đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Nhật bản với các nước châu Á cũng đang khăng khít hơn qua việc nhiều hợp đồng được 2 bên kí kết.

Nhiều công ty, tập đoàn từ châu Âu và Hoa Kỳ dự kiến sẽ thành lập các cửa hàng, trung tâm thương mại ở Myanmar sau cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11.

Việc kinh doanh ở Trung Quốc tại Myanmar sẽ càng phức tạp, khó khăn hơn khi việc đầu tư của Trung Quốc tại Myanmar không được phổ quát. Điều này thúc đẩy Trung Quốc bắt đầu có ý định tham nhũng, chiếm đoạt đất đai, giao dịch “đen” với các chủ đầu tư, cướp các tài nguyên thiên nhiên.

Bà Suu Kyi nói rằng, điều quan trọng nhất mà các nhà đầu tư trong nước phải nắm lấy là giành được niềm tin của nhân dân. Hơn nữa, chính phủ cũng phải minh bạch về mọi điều khoản. Mặt khác, Suu Kyi không hề nhắc tới tầm quan trọng của Trung Quốc về kinh tế của Myanmar. Bà còn cho biết thêm, các chính sách đối ngoại với Trung Quốc cần đạt được sự công bằng cho cả 2 bên, hướng tới tình hữu nghị láng giềng tốt đẹp.

“Chúng tôi sẵn sàng thiết lập ngoại giao với tất cả các nước dù gần hay xa... Nếu cả 2 nước đều sẵn sàng, thì không có lý do gì để không bắt đầu một tình hữu nghị”, Suu Kyi nói. 

Hoàng Dương (Theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI