Sức hút của những vết nứt: Yêu thương những nét đẹp không hoàn mỹ

25/10/2023 - 15:03

PNO - Làn da, vóc dáng có điểm nào đó khiến bạn không hài lòng? Sắc mặt không đủ tươi tắn? Nỗi ám ảnh về tuổi già? Những băn khoăn này luôn khiến phái đẹp lo âu, thậm chí tìm mọi cách để thay đổi. Wabi sabi - một triết lý mang tính gốc rễ trong văn hóa Nhật Bản khuyến khích mỗi người bình thản đón nhận sự vô thường của vạn vật - có thể giúp chúng ta thôi tự hỏi và trân trọng bản thân hơn.

 

Phụ nữ đang tích cực thảo luận và khích lệ lẫn nhau yêu thương cả những thứ họ cho là khuyết điểm trên cơ thể - Ảnh minh họa: Getty Images
Phụ nữ đang tích cực thảo luận và khích lệ lẫn nhau yêu thương cả những thứ họ cho là khuyết điểm trên cơ thể - Ảnh minh họa: Getty Images

Hàng loạt trào lưu văn hóa xã hội đề cao lối sống thuần tự nhiên đang thịnh hành trong thời gian gần đây, nhất là sau cơn đại dịch toàn cầu. Phụ nữ đang tích cực thảo luận và khích lệ lẫn nhau yêu thương cả những thứ họ cho là khuyết điểm trên cơ thể.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, chướng ngại tâm lý đôi khi khó vượt qua hơn chúng ta nghĩ. Một phụ nữ tự tin cũng có lúc âm thầm phiền muộn về hình ảnh của mình trong gương: nét mệt mỏi ẩn hiện nơi đôi mắt, cơ thể không còn đầy sức sống sau khi sinh con hay phải trải qua những ngày dài bận rộn với công việc - gia đình. 

Nếu từng nghĩ rằng yêu thương bản thân là điều không dễ, bạn không đơn độc. Thế nhưng, luôn có cách để chúng ta xoay chuyển góc nhìn, khiến đời nhẹ nhàng hơn. 

Sức hút của những vết nứt 

Người Nhật tin rằng khi một tách trà chẳng may rơi vỡ hay do lỗi tạo tác mà xuất hiện dấu vết nứt rạn, nó sở hữu một vẻ đẹp độc nhất. Vết nứt tựa nét điểm xuyết riêng biệt, gợi nhắc về quá trình chiếc tách được nhào nặn, thành hình bởi đôi tay người thợ gốm. Đường rạn nứt ấy cũng ẩn chứa thông điệp: không có sự tồn tại hữu hình nào là bất biến. Trong tiếng Nhật, “để tiếp nhận vẻ đẹp không hoàn mỹ của vạn vật” được biểu thị qua cụm từ wabi sabi. 

Phần lớn người Nhật xem wabi sabi là một tư tưởng văn hóa cốt lõi, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. Từ khía cạnh thiền học, wabi sabi bao hàm 7 nguyên tắc: fukinsei (sự bất đối xứng), koko (mộc mạc), shizen (tự nhiên), yugen (mềm mại, thanh thoát), datsuzoku (tự do), seijaku (tĩnh lặng) và kanso (giản dị). Những nguyên tắc này vừa để mô tả nhận thức về thế giới tự nhiên, vừa nhằm phản ánh nhân cách - hành vi được cho là luôn tồn tại bên trong mỗi người. 

Kanso, hay sự đơn giản hóa, hiện diện rõ nét ở địa hạt kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Yugen - cảm nhận thanh thoát, shizen - hướng về thiên nhiên và seijaku - sự bình lặng vẫn lưu dấu đến tận ngày nay trong phong cách thời trang, ẩm thực, thậm chí thể hiện qua lối cư xử, giao tiếp thường ngày tại quốc gia Đông Á này.

“Wabi sabi tác động sâu rộng đến đời sống văn hóa Nhật Bản. Triết lý này gợi nhắc chúng ta về việc thay đổi góc nhìn. Nhìn ra thế giới bên ngoài, rồi nhìn lại chính bạn. Bạn có thể nhận ra thế giới luôn đầy rẫy những thứ không cân xứng, yếu mềm, dễ tàn phai. Nhưng cũng chính vì vậy, chúng mang nét đẹp độc nhất vô nhị, không thể so sánh. Con người cũng thế” - Taro Gold - tác giả tựa sách Living wabi sabi: The true beauty of your life (tạm dịch: Wabi sabi: Vẻ đẹp đích thực của cuộc đời bạn) - chia sẻ.

Gold - người có thời gian dài học tập và sinh sống tại xứ sở mặt trời mọc, đặc biệt yêu thích nền mỹ học Nhật Bản - vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư duy wabi sabi. “Kintsugi là một ví dụ nổi bật. Đó là nghệ thuật hàn gắn đồ gốm sứ vỡ bằng vàng. Trong quá trình nối liền những mảnh vỡ, nghệ nhân gần như tạo nên một tác phẩm mới, thậm chí còn đẹp và cá tính hơn bản gốc” - ông nhận xét.

“Mỗi khi nhớ về bà tôi, tôi lại nghĩ đến triết lý wabi sabi, về những chiếc tách vỡ và vẻ đẹp không hoàn mỹ đi cùng năm tháng tồn tại trong mỗi chúng ta. Từng nếp nhăn trên gương mặt, lớp chai sạn trên đôi tay được bà tôi bình lặng tiếp nhận. Sau bao trải nghiệm bươn chải, bà dạy lớp trẻ chúng tôi điều tương tự, rằng cơ thể - mang theo vết tích của thời gian - là thứ kết nối ta với hiện thực. Yêu quý con người thật của mình giúp bạn có được niềm hạnh phúc ở thực tại” - Kem McIntosh Lee - nhiếp ảnh gia người Mỹ đam mê yoga và văn hóa thiền - chia sẻ. 

Kintsugi ra đời khoảng thế kỷ XV, dựa trên triết lý wabi sabi về vẻ đẹp không hoàn mỹ. Nghệ nhân dùng vàng nấu chảy hoặc các lớp sơn mài phủ bột vàng để hàn gắn đồ gốm sứ đã vỡ, biến dấu vết nứt rạn thành đường nét trang trí độc đáo - Nguồn ảnh: AdobeStock
Kintsugi ra đời khoảng thế kỷ XV, dựa trên triết lý wabi sabi về vẻ đẹp không hoàn mỹ. Nghệ nhân dùng vàng nấu chảy hoặc các lớp sơn mài phủ bột vàng để hàn gắn đồ gốm sứ đã vỡ, biến dấu vết nứt rạn thành đường nét trang trí độc đáo - Nguồn ảnh: AdobeStock

Giữa nhịp sống tất bật ngoài kia, khi nhiều người phải quay cuồng xoay xở trước nỗi lo cơm áo, khi khái niệm về cái đẹp dễ dàng bị thao túng bởi chủ nghĩa tiêu dùng thực dụng, đôi khi, chúng ta cần được nhắc nhở để tìm lại một số giá trị cốt lõi dễ bị quên lãng. 

“Thế giới đôi khi rất khắc nghiệt, đến mức sẽ có lúc chúng ta cảm thấy nhỏ bé, hoang mang về bản thân. Những triết lý giàu cảm hứng như wabi sabi là liều thuốc tinh thần hữu ích cho mỗi người. Nó gợi nhắc chúng ta không có thứ gì hoàn hảo, thế nên hãy đối xử dịu dàng hơn với chính mình” - Gold nói. 
“Giống như những mảnh gốm vỡ được hồi sinh bằng vàng, mỗi người luôn có cơ hội tiếp thêm sức sống cho tâm hồn và thể xác. Cái chúng ta nghĩ là không đẹp, không ưa nhìn cũng ẩn chứa chiều sâu riêng” - tác giả người Mỹ bày tỏ. Những điểm bạn cho rằng không cuốn hút ở bản thân (sợi tóc bạc, nếp nhăn nơi đuôi mắt, vết rạn da, sẹo mổ sau lần vượt cạn…) đều góp phần tái hiện câu chuyện cuộc đời bạn.

Vẻ đẹp quý giá nhất là vẻ đẹp vốn có  

Đã làm công việc tư vấn cho nhiều phụ nữ mắc hội chứng rối loạn lo sợ về hình thể, chuyên viên trị liệu tâm lý Elle Mace xem wabi sabi là “một lối tư duy gần gũi”, giúp phái đẹp “học cách trân trọng cả những điểm không hoàn mỹ của họ”. 

Để thay đổi tư duy thông qua triết lý wabi sabi, nữ bác sĩ trị liệu đưa ra lời khuyên: “Cơ thể bạn đã trải qua rất nhiều thứ cùng bạn - khi vui vẻ, phấn khởi, lúc mệt mỏi, đau ốm, mọi khoảnh khắc thăng trầm trong đời người. Vậy sao không bắt đầu bằng việc thử nói “cảm ơn” cơ thể? Tôi biết điều này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng hành động thể hiện lòng biết ơn với chính chúng ta có thể giúp ta đồng cảm với mình, hiểu và trân trọng bản thân hơn. Hãy thử dành vài phút mỗi ngày để liệt kê những gì bạn cảm thấy biết ơn ở cơ thể bạn”.

“Ý tưởng về vẻ đẹp hoàn mỹ thường được rao bán bởi các ngành kinh doanh, dịch vụ. Chúng ta sinh ra vốn không hoàn hảo nhưng chính điều đó làm nên nét đặc biệt ở mỗi người” - Elle Mace - Nguồn ảnh: Pexels
“Ý tưởng về vẻ đẹp hoàn mỹ thường được rao bán bởi các ngành kinh doanh, dịch vụ. Chúng ta sinh ra vốn không hoàn hảo nhưng chính điều đó làm nên nét đặc biệt ở mỗi người” - Elle Mace - Nguồn ảnh: Pexels

Song song đó, đừng sợ hãi sự thay đổi. “Thay đổi là một phần tất yếu khi chúng ta đang sống. Cơ thể phụ nữ đổi khác theo năm tháng là minh chứng rõ rệt. Thay vì cố kiểm soát vẻ ngoài của mình để che đậy vết tích thời gian, cách tích cực hơn là nhìn nhận vấn đề một cách chân thật, thẳng thắn” - Mace nói. Nếu mở lòng đón nhận thay vì than vãn về mái đầu điểm bạc, nếp nhăn khi cười hay vết rạn da sau khi sinh, bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp trong chính những chi tiết tưởng chừng không hoàn mỹ ấy. 

Cuối cùng, Mace khuyên mỗi người đừng hiểu lầm về cách triết lý wabi sabi đề cao lối sống dung dị, mộc mạc tự nhiên. Cô lý giải: “Wabi sabi không yêu cầu bạn bỏ đi thói quen tự chăm sóc, làm đẹp mỗi ngày. Triết lý này khuyến khích mỗi người đừng so sánh bản thân với ai khác. Việc chấp nhận bản thân càng giúp chúng ta sống đúng với con người thật và trở nên hạnh phúc, rạng ngời hơn. 

Tôi nghĩ thông điệp tuyệt vời nhất có thể đúc kết từ wabi sabi chính là tìm niềm vui trong những khoảnh khắc bình dị của hiện tại thay vì vẻ đẹp hào nhoáng nhưng mông lung chúng ta nhìn thấy ngoài kia. Cái đẹp quý giá luôn ẩn hiện trong muôn mặt đời sống: khi rèn luyện thể thao, khi vui cười cùng người thân hay xúc động trào nước mắt… - khi chúng ta tận hưởng cuộc sống theo cách của mình”. 

Như Ý

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.