Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sự mạnh mẽ của… phái yếu: Làm dâu “cân” hết chuyện nhà chồng

20/10/2023 - 06:29

PNO - Họ được gọi là phái yếu. Thế nhưng khi gia đình, người thân lâm vào cảnh khó khăn, gặp biến cố thì sự “phủ sóng” của phái yếu đã cứu rỗi được oan nghiệt của nghịch cảnh.

Đâu đó trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường gặp những phụ nữ nhỏ thó, ốm yếu vẫn băng núi, lội đồng, ngồi chợ để nuôi đàn con nheo nhóc thành tài; những người mẹ can trường, nếm tận cùng khổ ải khi là người tỉnh duy nhất giữa bầy con điên; những người vợ oằn mình gánh nặng cơm áo gạo tiền, cùng người chồng nghiện rượu, loạn thần… Họ được gọi là phái yếu. Thế nhưng khi gia đình, người thân lâm vào cảnh khó khăn, gặp biến cố thì sự “phủ sóng” của phái yếu đã cứu rỗi được oan nghiệt của nghịch cảnh. Và qua hành trình ngược dòng để đồng hành với người thân, chính sự mạnh mẽ của phái yếu đã giúp họ và người thân tìm được hạnh phúc, cũng như sự gắn kết bền chặt của gia đình.

Trưa nắng gắt, xóm Cái Hố (thuộc cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) chìm vào tĩnh lặng. Riêng nhà ông Ba Sơn vẫn phát ra tiếng cười nói rộn ràng. Trước hiên nhà, ông Đặng Hồng Sơn (Ba Sơn) mình trần, cứ chạy ra vô giữa chái bếp đang nấu tấm heo và mâm nhậu với các chiến hữu là anh em họ hàng.

Vợ ông - bà Phạm Thị Phượng - vừa đẩy xe cút kít vào thì nghe chồng kêu “dzô, vợ ơi”. Bà dừng lại, cầm ly rượu lên, cười tươi rói, hô “dzô” thiệt lớn, rồi ực một ngụm rượu và được chồng đút cho miếng mồi, lại quay ra cho heo ăn tiếp. Trên mảnh đất có ngôi nhà khang trang, tiện nghi như hiện nay, 20 năm trước là căn nhà tre vách lá, trống trước dột sau.

Ở tuổi U60, vợ chồng ông Ba Sơn vẫn tình cảm. Khi phóng viên giơ máy ảnh là ông bà quàng tay cười tình tứ
Ở tuổi U60, vợ chồng ông Ba Sơn vẫn tình cảm. Khi phóng viên giơ máy ảnh là ông bà quàng tay cười tình tứ

Nhấp chung rượu, ông Sơn hài hước: “Nói lén bả chút, chứ đàn bà gì mà giỏi quá trời quá đất. Năm 1986, cưới xong, bả chưa kịp quen hơi chồng thì 3 ngày sau tôi đã lên tàu (ông Sơn vốn là thủy thủ tàu vận tải, đi vài tháng mới về nhà 1 lần - PV), giao lại cha mẹ già cho bả chăm. Ba tôi bị bệnh tai biến, nằm liệt một chỗ, chăm rất cực. Vậy mà bả mới 18 tuổi cân được hết, rồi còn tranh thủ đêm khuya xin theo hàng xóm cắt lúa mướn, đến sáng xong là về lo cơm nước; rồi bả nuôi heo, gà, vịt… 20 tuổi bả sinh con, vừa nách con vừa làm bao việc. Mà bả hay cái là lúc nào cũng vui vẻ, cực khổ cỡ nào cũng cười và không bao giờ trách móc chồng. Bả dám chở con, bơi xuồng qua sông Cái (sông Tiền) đi cắt rau muống về cho heo và cho người ăn. Tôi biết vợ cực khổ, nhưng ngày xưa đâu có điện thoại để liên lạc. Cứ mỗi lần đến chỗ xuống hàng, lên hàng, gặp ai quen về An Giang là tui viết vội mấy dòng hỏi thăm cha mẹ, động viên vợ con”.

Những lá thư đó “là cơm, là dưỡng khí” của bà Phượng, tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cho bà; bởi “Dù không ở gần nhau, nhưng vợ chồng luôn lo nghĩ về nhau, luôn đồng cam cộng khổ để lo cuộc sống sau này” - bà Phượng nói. 

Thấy vợ quá vất vả, nên khi bà Phượng sinh con út năm 1993, ông Sơn cũng lên bờ. Ông nửa đùa nửa thật: “Không có bả, không biết đời tôi giờ lênh đênh nơi đâu?”. “Đời anh làm sao thiếu em được anh ơi, vắng em anh còn không ngủ được vì… sợ ma mà” - giọng của bà Phượng làm mọi người phì cười, dù đã quá quen với sự hài hước của 2 vợ chồng. Ngồi xuống sát chồng, bà Phượng nói: “Nếu không có ổng tui cũng không làm được gì đâu”.

Từ khi chồng về, bà Phượng như được tiếp thêm sức mạnh. Vợ chồng mở rộng chuồng trại nuôi heo và phá vườn tre lâu năm để làm rẫy. Việc quá nhiều, ban ngày làm không xuể; đến tối, ông bà đốt đèn dầu, hay tranh thủ đêm trăng để cuốc đất. Vào đợt thu hoạch rau thì “1g sáng là mẹ đạp xe qua chợ Long Xuyên bán rau, có ngày mẹ phải chở hàng đi 2 lượt. Vừa về là mẹ lại rửa chuồng trại, xắt chuối, nấu tấm cho heo ăn” - chị Thu Phương - con gái lớn của bà Phượng - kể.

Nhưng có giai đoạn, heo bị dịch chết hết, vợ chồng trắng tay, nợ vây tứ phía, bà Phượng phải chạy đi mượn hàng xóm từng lon gạo. Cứ qua mỗi biến cố, vợ chồng bà lại động viên nhau. Bà Phượng luôn khuyên chồng: “Kệ, có tay chân, có sức khỏe gầy dựng được rồi”. Ông bà lại đi vay tiền để nuôi thỏ, nuôi lươn, nuôi vịt…

Vợ chồng ông Ba Sơn và con gái út trong ngày cưới con gái lớn
Vợ chồng ông Ba Sơn và con gái út trong ngày cưới con gái lớn

Ông Sơn lo làm chuồng trại, tiếp nhận kỹ thuật nuôi, còn bà Phượng đi khắp nơi cắt cỏ, xắt chuối, giã ốc… về cho thỏ, vịt ăn. Và “trời không phụ lòng người”, bà Phượng gầy dựng lại trại heo, đến nay chăn nuôi heo thành cơ nghiệp của gia đình bà. Trang trại heo Ba Sơn lớn nhất nhì huyện Chợ Mới. Trên chiếc cổng to nhà ông bà đặt tượng 2 chú heo rất ngộ nghĩnh. Còn 2 con gái sau khi tốt nghiệp đại học, đã có công việc ổn định ở TPHCM.

Ở tuổi U60, bà Phượng vẫn tất tả với bầy heo, nhưng bà vẫn vui tính, lạc quan và vợ chồng bà vẫn luôn gắn bó, tình cảm như thời son trẻ của Út Phượng thuở đôi mươi. 

Thùy Dương

 

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.