Su - 30 Việt Nam gặp nạn: Phi công có khả năng sống sót trên biển 1 tuần

16/06/2016 - 14:35

PNO - Theo một phi công, trong trường hợp máy bay gặp vấn đề đối với những người khỏe thì khả năng sống sót trên biển được khoảng 1 tuần vì có đủ các yếu phẩm để hỗ trợ.

Tiếp tục các thông tin liên quan đến vụ việc Su - 30 MK2 gặp nạn trên biển, sáng 16/6, trao đổi với báo Phụ Nữ TP.HCM, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thêm thông tin mới phi công Nguyễn Quang Khải.

Đồng thời, Thượng tướng Võ Văn Tuấn đang theo sát, tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng dồn toàn lực để tìm kiếm phi công còn lại trên chiếc Su30 mất tích.

Su - 30 Viet Nam gap nan: Phi cong co kha nang song sot tren bien 1 tuan
Phi công Nguyễn Hữu Cường được đưa vào bờ an toàn. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đưa ra nhận định trước sự việc này, trao đổi với PV, một phi công  nhiều năm kinh nghiệm lái chiến đấu cơ cho rằng: Trên máy bay chiến đấu thì thường trang bị ghế dù cho phi công, đó là thứ để cứu phi công khi gặp nạn. Ghế dù ở dưới có tên lửa, khi gặp sự cố phi công kéo cần phóng ghế, hệ thống kích điện cho đạn phóng ghế vào làm việc, và nhanh chóng giúp phi công thoát ly khỏi buồng lái.

Phi công chịu 1 tải dương có hướng đầu xuống chân, gấp 20 lần cơ thể mình, khi đó não không cung cấp máu kịp thời, phi công sẽ ngất lâm sàng trong thời gian khoảng 2-3 giây.

Khi nắp buồng lái bung ra, ghế điện phóng lên, phi công phải chịu trọng tải rất lớn, dù của phi công sẽ mở, tất cả đều tự động. Ghế sẽ tách ra, trong ghế bao giờ cũng có một cái dù để tiếp đất. Khi người tách ra khỏi ghế thì có một cái hộp là HAP-7 ở dưới. Trong hộp đó có phao, thuốc chống cá mập, lương khô, nước ngọt, dao nhọn, bộ đàm, mồi câu cá và cần câu,... đủ để cho phi công sống trong 1 tuần, vị phi công mô tả.

Su - 30 Viet Nam gap nan: Phi cong co kha nang song sot tren bien 1 tuan
Trên các thế hệ chiến đấu mới hơn như cường kích Su-22M4, tiêm kích đa năng Su-27/30 đều được trang bị ghế phóng khẩn cấp NPP Zvezda K-36.

Phi công này cũng cho hay: "Thời điểm sắp tiếp nước phi công sẽ tiến hành tháo mũ, giầy, làm động tác tiếp nước,... tất cả những thứ đó chúng tôi đều được đào tạo hết.

Đến giai đoạn tiếp nước, phi công sẽ tiến hành sử dụng thuyền phao, tiến hành liên lạc với các may bay, tàu thủy xung quanh theo tần số cấp cứu chung đã quy định. Hoặc là ngay cả thuốc chống cá mập cũng có vệt loang rất lớn ở trên biển, ở trên máy bay người ta đều có thể nhìn thấy".

Nói về khả năng sống sót, phi công nhiều kinh nghiệm cũng cho rằng, khi bay biển không có một địa tiêu gì để so sánh, khả năng lạc đường rất cao, biển mênh mông chỉ nhìn thấy màu xanh, hôm nào trời trong xanh thì trời và biển như một. Đối với những người khỏe thì khả năng sống sót được khoảng 1 tuần vì có đủ các yếu phẩm để hỗ trợ.

Su - 30 Viet Nam gap nan: Phi cong co kha nang song sot tren bien 1 tuan
Tàu của lực lượng biên phòng Nghệ An tiếp tục ra khơi tìm kiếm phi công Khải sau khi đưa phi công Cường vào bờ an toàn - Ảnh: Doãn Hòa (Tuổi trẻ)

Trước đó, vào năm 2011, Trung đoàn Không quân 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không Không quân) tiếp nhận một loạt máy bay Su-30MK2 hiện đại.

Từng trao đổi với báo chí, Trung đoàn trưởng Phạm Như Xuân cho biết, huấn luyện phi công được thực hiện theo quy trình từ đơn giản đến phức tạp, với các bài bay ngày - đêm, bay biển... Do vũ khí, khí tài đều là của Nga nên muốn hiểu các hệ thống cảnh báo, phát hiện mục tiêu... phi công phải học tốt tiếng Nga.
 
Theo ông Xuân, Xuân, những phi công bay ngày tốt sẽ được huấn luyện bay đêm. Khi có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết, phi công Su-30 sẽ thực hiện các bài bay phức tạp với những cú nhào lộn, bổ nhào góc lớn, lộn lên lộn xuống...

Để có một chuyến bay trên không khoảng một giờ thì phi công phải bỏ ra một ngày trước đấy để chuẩn bị và tập luyện bay cạn (bay khan), tức là tập luyện mặt đất với quy trình y hệt như sẽ làm ở trên không.

Hoàng Trang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI