PNO - Đó là lời kêu gọi mà các bác sĩ ở Sri Lanka dành cho bệnh nhân khi cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe gần như suy đổ.
Đảo quốc Nam Á này đang thiếu tiền để trả cho các mặt hàng nhập khẩu cơ bản như nhiên liệu và thực phẩm, đồng thời thuốc men cũng đang cạn kiệt. Những thiếu thốn như vậy đe dọa tới sức khỏe cộng đồng. Một số bác sĩ đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để cố gắng xin quyên góp vật tư hoặc tiền để mua trang thiết bị, vật dụng, thuốc men y tế cơ bản nhất. Họ cũng đang kêu gọi những người Sri Lanka sống ở nước ngoài giúp đỡ. Bởi cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt cuộc khủng hoảng. |
Được chẩn đoán mắc bệnh thận khi mới chập chững biết đi, cô gái 15 tuổi Hasini Wasana được ghép thận cách đây 9 tháng và cần dùng thuốc ức chế miễn dịch mỗi ngày trong suốt phần đời còn lại để cơ thể không đào thải nội tạng. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng kinh tế và thiếu thuốc men khiến cô có thể không nhận được loại thuốc cần thiết để bảo vệ quả thận được cấy ghép của mình. |
Gia đình của Hasini đang phụ thuộc vào các nhà tài trợ vì bệnh viện cô theo chữa trị không còn cung cấp thuốc mà cô ấy đã nhận được miễn phí trước đó. Hasini uống hơn 8 viên thuốc mỗi ngày và chi phí lên đến hơn 200 USD/tháng, chỉ cho riêng một loại thuốc này. Ishara Thilini, chị gái của Hasini cho biết: “Chúng tôi được bệnh viện thông báo rằng họ không còn thuốc để cung cấp và cũng không biết khi nào họ sẽ có lại. Em tôi sắp tới không biết sống ra sao". |
Các bệnh viện chữa trị ung thư cũng đang phải vật lộn để duy trì nguồn dự trữ các loại thuốc thiết yếu để đảm bảo việc điều trị không bị gián đoạn, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. “Đừng ốm, đừng để bị thương, đừng làm bất cứ điều gì khiến bạn phải đến bệnh viện điều trị một cách không cần thiết”, Samath Dharmaratne, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Sri Lanka cho biết. “Điều này thật là bi thảm nhưng đó là thực tế", chuyên gia y tế nói thêm. |
Tiến sĩ Charles Nugawela, người đứng đầu một bệnh viện thận ở thủ đô Colombo, Sri Lanka, cho biết bệnh viện của ông đang cố gắng tiếp tục hoạt động nhờ vào sự tài trợ của đông đảo các nhà hảo tâm nhưng chỉ cung cấp thuốc cho những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn cần lọc máu. Nugawela lo lắng bệnh viện có thể phải tạm dừng tất cả, trừ những ca phẫu thuật khẩn cấp, cấp bách cứu người nhất vì thiếu vật liệu, trang thiết bị cơ bản nhất. |
Tiến sĩ Nadarajah Jeyakumaran, người đứng đầu của Trường Cao đẳng Ung thư Sri Lanka đã đưa ra một danh sách các loại thuốc “rất cần thiết, mà tất cả các bệnh viện phải có để có thể điều trị ung thư mà không bị gián đoạn”. Nhưng chính phủ đang gặp khó khăn trong việc cung cấp nên đến nay nhiều bệnh nhân vẫn nằm chờ. Ngoài ra, tiến sĩ Jeyakumaran cho biết nhiều bệnh nhân đang hóa trị dễ bị nhiễm trùng và không thể ăn uống bình thường nhưng các bệnh viện cũng không có đủ thực phẩm bổ sung. |
Tình hình có nguy cơ đẩy đất nước rơi vào tình trạng khẩn cấp về y tế thê thảm hơn khi các bệnh viện thiếu thuốc điều trị bệnh dại, bệnh động kinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phòng thí nghiệm không có đủ thuốc thử cần thiết để chạy các xét nghiệm công thức máu đầy đủ. Các mặt hàng như vật liệu khâu, vật tư để truyền máu, thậm chí cả bông gòn và băng gạc cũng đang thiếu hụt. “Bạn cần phải cẩn thận để không bị bệnh, bị thương. Nếu bạn bị động vật cắn hoặc bạn cần phải phẫu thuật hoặc bạn bị bệnh dại, chúng tôi không có đủ thuốc kháng huyết thanh và vắc xin phòng bệnh dại”, Tiến sĩ Surantha Perera, Phó chủ tịch Hiệp hội Y khoa Sri Lanka nói. |
Dhamaratne, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Sri Lanka, cho biết nếu mọi thứ không cải thiện, các bác sĩ có thể buộc phải lựa chọn bệnh nhân nào được điều trị, bệnh nhân nào sẽ bị bỏ qua. “So với COVID-19, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe ngày nay còn tệ hơn rất nhiều”, ông nói. |
Trọng Trí (theo AP)
Chia sẻ bài viết: |
Bất kể giờ làm việc, nhiều người đàn ông đã kết hôn tại Nhật Bản hầu như không bao giờ làm việc nhà phụ vợ.
Ít nhất 20 người thiệt mạng khi xe buýt rơi xuống hẻm núi ở quận Almora, bang Uttarakhand, Ấn Độ.
Giữa những bất ổn địa chính trị khắp thế giới, cuộc bầu cử là yếu tố quan trọng quyết định tương lai thế giới trong 4 năm tới.
Trong ngày 3/11, hàng ngàn người đã tuần hành qua trung tâm London, để yêu cầu hành động làm sạch các con sông và biển ở Anh.
Ngày 3/11, truyền thông Tây Ban Nha cho biết người phụ nữ bị mắc kẹt trong xe hơi của mình, tại một đường hầm ngập nước trong 72 giờ được cứu sống.
Năm 2023, số lượng người bị bạo hành, lạm dụng tình dục và xung đột gia đình ở Hàn Quốc đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 2/11, cảnh sát Malaysia cho biết, một chàng trai 18 tuổi được phát hiện đã tử vong do bị điện giật khi đang sạc pin trên xe buýt tốc hành.
Ngày 2/11, các nhà chức trách cho biết tổng cộng 198 người đã thiệt mạng và 111 người khác bị thương, trong các vụ tấn công khủng bố riêng biệt ở Pakistan.
Văn phòng Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen bất ngờ thông báo, ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật đĩa đệm đốt sống trong vài ngày tới.
Một bảo tàng nghệ thuật hiện đại và đương đại mới do tư nhân tài trợ mang tên PoMo dự kiến mở ở Na Uy vào ngày 15/2/2025.
Tỷ lệ nam giới và phụ nữ độc thân ở tuổi 30 tại Hàn Quốc chưa từng kết hôn đã vượt quá một nửa nhóm tuổi này vào năm ngoái, đạt 51,3%.
Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới đã chết tại một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Úc.
Ca nhiễm chưa từng có tiền lệ khiến các chuyên gia Anh nghi ngờ vi rút đậu mùa khỉ đang âm thầm lây lan ở quốc gia này.
Liên hiệp quốc ước tính hơn 9 triệu tấn cá, tương đương 10% sản lượng đánh bắt toàn cầu, bị thải bỏ hằng năm.
Ngày 1/11, Cục Thống kê Malaysia cho biết, năm 2023, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở nước này là 1.389 vụ, tăng 21,1% so với số liệu năm 2022.
Chính phủ Serbia tuyên bố hôm nay, 2/11, là ngày quốc tang để tưởng nhớ những người đã mất trong vụ sập mái nhà ga xe lửa Novi Sad.
Nhiều bậc cha mẹ đang chọn chỉ sinh 1 con. Chính vì vậy, thế hệ con một có thể phải đối mặt với gánh nặng khi cha mẹ ngày càng lớn tuổi.
Châu Á được xem là khu vực chậm trao quyền cho cộng đồng LGBTQ+ và là nơi cộng đồng này thường phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, thành kiến