Sống "treo” bên mỏ sắt Thạch Khê

24/03/2024 - 11:19

PNO - Ruộng đồng bị sa mạc hóa, nước nhiễm phèn, không thể tách bìa, làm nhà… khiến hàng ngàn hộ dân vùng mỏ sắt Thạch Khê khổ sở hơn 10 năm qua.

Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, nằm trên địa bàn 5 xã ven biển của huyện Thạch Hà, được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.821ha, cách TP. Hà Tĩnh khoảng 8km về phía Đông. Mỏ này được khai thác năm 2008, song đến năm 2011 thì phải tạm dừng do vướng mắc về vốn, dẫn đến hàng loạt hệ lụy.
Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, nằm trên địa bàn 5 xã ven biển của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.821ha, cách TP. Hà Tĩnh khoảng 8km về phía Đông. Mỏ này được khai thác năm 2008, song đến năm 2011 thì phải tạm dừng do vướng mắc về vốn, dẫn đến hàng loạt hệ lụy.
Khu vực moong mỏ đã được bóc đất tầng phủ, nay thành một hồ nước rộng mênh mông, sâu hàng chục mét. Do bờ moong chỉ được đắp bằng cát nên có nguy cơ sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. “Hầu như năm nào chúng tôi cũng phải thuê máy múc về gia cố lại bờ bao moong mỏ để tránh nước lũ tràn vào làm hư hỏng hoa màu” - ông Trần Hậu Thành - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà nói.
Khu vực khai mỏ đã được bóc đất tầng phủ, nay thành một hồ nước rộng mênh mông, sâu hàng chục mét. Do bờ chỉ được đắp bằng cát nên có nguy cơ sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. “Hầu như năm nào chúng tôi cũng phải thuê máy múc về gia cố lại bờ bao mỏ để tránh nước lũ tràn vào làm hư hỏng hoa màu” - ông Trần Hậu Thành - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Khê nói.
Từ đó đến nay, số phận của dự án mỏ sắt vẫn chưa được định đoạt, khiến người dân ở trong vùng mỏ sắt rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Nhà cửa xuống cấp, hư hỏng song không được phép xây dựng. Nhiều gia đình cũng không dám sửa sang lại bởi chưa biết gia đình sẽ phải di dời để nhường đất cho dự án lúc nào.
Từ đó đến nay, số phận của dự án mỏ sắt vẫn chưa được định đoạt, khiến người dân ở trong vùng mỏ sắt rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Nhà cửa xuống cấp, hư hỏng song không được phép xây dựng. Nhiều gia đình cũng không dám sửa sang lại bởi chưa biết gia đình sẽ phải di dời để nhường đất cho dự án lúc nào.
Ông Nguyễn Văn An (61 tuổi, trú xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) nói rằng, không được cấp đất ở, cũng không thể xây dựng khiến nhiều gia đình phải sống cảnh ngột ngạt, bí bách. “Xã không cấp đất ở nên giờ nếu muốn mua đất làm nhà thì phải đi vùng khác. Không chỉ ở xa, đất các nơi khác đều đắt nên có phải ai cũng mua được đâu” - ông An nói.
Ông Nguyễn Văn An (61 tuổi, trú xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) cho biết, do không được cấp đất ở, cũng không thể xây dựng nên nhiều gia đình phải sống cảnh ngột ngạt, bí bách. “Xã không cấp đất ở , vì vậy giờ nếu muốn mua đất làm nhà thì phải đi vùng khác. Không chỉ ở xa, đất các nơi khác đều đắt nên có phải ai cũng mua được đâu” - ông An nói.
Không còn cách nào khác, ông An đành ngăn ngôi nhà cấp 4 chừng 100m2 thành nhiều 6 phòng để làm nơi ở cho 15 người ở 4 thế hệ. Mẹ ông An đã lớn tuổi nên được ưu tiên phòng rộng nhất để lắp đặt bồn cầu bên trong, tiện cho vệ sinh đêm.
Không còn cách nào khác, ông An đành ngăn ngôi nhà cấp 4 chừng 100m2 thành 6 phòng để làm nơi ở cho 15 người thuộc 4 thế hệ. Mẹ ông An đã lớn tuổi nên được ưu tiên phòng rộng nhất để lắp đặt bồn cầu bên trong, tiện cho vệ sinh đêm.
Những phòng còn lại gồm 1 phòng của vợ chồng ông An, 3 phòng của gia đình 3 cậu con trai và 1 của cậu con trai chưa lập gia đình chỉ rộng vài m2, đủ đặt một chiếc giường ngủ nhỏ và một chiếc bàn.
Những phòng còn lại gồm 1 phòng của vợ chồng ông An, 3 phòng của gia đình 3 cậu con trai và 1 của cậu con trai chưa lập gia đình. Mỗi phòng chỉ rộng vài m2, đủ đặt một chiếc giường ngủ nhỏ và một chiếc bàn.
Tủ quần áo được bố trí dọc hành lang đường đi trong nhà để tiết kiệm diện tích. “Khổ nhất là việc sinh hoạt hàng ngày, rất bất tiện vì nhà có cả mẹ già, vợ chồng trẻ và con nhỏ. Riêng việc tắm rửa thôi đã phải sắp xếp vì nếu chờ đến chiều tối mới tắm thì rất lâu rồi” - ông Nguyễn Văn An nói.

Ông Bùi Đình Lâm - Chủ tịch UBND xã Thạch Hải - cho biết, đây là vấn đề nhức nhối nhất ở xã này thời gian qua. Vì không được cấp đất ở, cũng không được xây dựng nên hơn 230 gia đình có 2 - 4 thế hệ đang phải sống chen chúc trong một ngôi nhà.

Không chỉ bí bách về nơi ở, người dân ở vùng mỏ sắt này còn đang thấp thỏm với nỗ lo ung thư do nguồn nước bị nhiễm phèn nặng. Để có nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày, họ phải xây dựng các bể lắng nhiều tầng để lọc nước.
Không chỉ bí bách về nơi ở, người dân ở vùng mỏ sắt này còn đang thấp thỏm với nỗi lo ung thư do nguồn nước bị nhiễm phèn nặng. Để có nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày, họ phải xây dựng các bể lắng nhiều tầng để lọc nước.
Chị Phạm Thị Luận (trú xã Thạch Khê) cho biết, lo nguồn nước không đảm bảo nên họ phải xây dựng các bể chứa nước mưa để nấu ăn. Nước giếng có màu vàng, mùi hôi nên chị phải thiết kế hệ thống lọc bằng 3 thùng phi xếp theo tầng, mỗi tầng được bố trí 1 lớp lọc gồm đá cuội, than, màn… Tuy nhiên, nước này cũng chỉ sử dụng để sinh hoạt hàng ngày.
Chị Phạm Thị Luận (trú xã Thạch Khê) cho biết, lo nguồn nước không đảm bảo nên họ phải xây dựng các bể chứa nước mưa để nấu ăn. Nước giếng có màu vàng, mùi hôi nên chị phải thiết kế hệ thống lọc bằng 3 thùng phi xếp theo tầng, mỗi tầng được bố trí 1 lớp lọc gồm đá cuội, than, màn… để lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
Nguồn nước cạn khô khiến việc canh tác của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. do thiếu nước nên người dân nơi đây hầu như chỉ trồng trọt được vài tháng đầu năm.
Nguồn nước cạn khô khiến việc canh tác của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Do thiếu nước, người dân nơi đây hầu như chỉ trồng trọt được vài tháng đầu năm.
Thiếu việc làm, phần lớn thanh niên ở những làng quê này chọn “ly hương” mưu sinh. “Ai khỏe thì họ đi làm thuê, còn không thì loanh quanh ở nhà trông vụ lạc, chăn nuôi trâu bò thôi” - ông An nói.
Thiếu việc làm, phần lớn thanh niên ở những làng quê này chọn “ly hương” mưu sinh. “Ai khỏe thì họ đi làm thuê, còn không thì loanh quanh ở nhà trồng vụ lạc, chăn nuôi trâu bò thôi” - ông An nói.
Lo ngại về vấn đề môi trường, UBND tỉnh Hà Tĩnh từng nhiều lần kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành liên quan chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Tuy nhiên đến nay số phận dự án này vẫn chưa được định đoạt. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nếu dự án dừng khai thác, Hà Tĩnh sẽ sẽ mở rộng thành phố về phía khu vực mỏ sắt, đẩy mạnh phát triển du lịch.
Lo ngại về vấn đề môi trường, UBND tỉnh Hà Tĩnh từng nhiều lần kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành liên quan chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Tuy nhiên đến nay số phận dự án này vẫn chưa được định đoạt. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nếu dự án dừng khai thác, Hà Tĩnh sẽ sẽ mở rộng thành phố về phía khu vực mỏ sắt, đẩy mạnh phát triển du lịch.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI