‘Sóng ngầm’ tại APEC 22

10/11/2014 - 13:54

PNO - PNO - Các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Vladimir Putin, hôm 10/11 đã tề tựu về Bắc Kinh để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), trong bối...

edf40wrjww2tblPage:Content

‘Song ngam’ tai APEC 22

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Hội nghị APEC 22 là sự kiện quốc tế lớn nhất được chủ trì bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người mới nắm quyền lãnh đạo năm 2013, nhưng đã kịp nâng cao tầm vóc của Trung Quốc hôm 9/11 bằng việc tuyên bố về một tương lai tươi sáng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương với Trung Quốc “tự tin” nằm ở trung tâm.

Hội nghị thượng đỉnh APEC hàng năm là một cơ hội hiếm có khi các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới tụ họp về một phòng hội nghị, và những cam kết hữu hảo và hội tụ thương mại thường chỉ là bề mặt cho các trao đổi căng thẳng bên lề hội nghị về các vấn đề liên quan đến địa chính trị.

Quan hệ Trung-Nhật đang đóng băng ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ sau khi Tokyo tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku Nhật đang kiểm soát (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), dẫn đến các cuộc đụng độ trên Biển Hoa Đông. Tuy nhiên, hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới hôm 9/11 đã ngồi lại với nhau ở Bắc Kinh để thông qua một thỏa thuận 4 điểm nhằm cải thiện quan hệ song phương, một động thái làm tăng thêm đồn đoán về khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp Thủ tướng Shinzo Abe bên lề hội nghị APEC.

Sự hiện diện của hai ông Obama và Putin cũng hứa hẹn một quan hệ “khó xử”, liên quan đến việc phương Tây trừng phạt kinh tế và gây áp lực đối với Moscow sau sự việc Nga “thu hồi” Crimea và vai trò của nước này trong cuộc chiến ly khai ở miền Đông Ukraine.

Trung Quốc và Hoa Kỳ từng “giằng co” căng thẳng những triển vọng khác biệt về hội nhập thương mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ hai bên càng “lạnh nhạt hơn” sau những sự bất đồng dai dẳng về thương mại, nhân quyền, tình báo mạng và các tranh chấp lãnh thổ. Sự quyết đoán về lãnh thổ ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng đã gây nên tranh chấp với các bên liên quan về tuyến đường thủy chiến lược.

Lần đầu tiên từ năm 2001, Trung Quốc chủ trì hội nghị thượng đỉnh APEC khi nước này đang nổi lên như là một cường quốc kinh tế thế giới. Nhưng trong bài phát biểu ngày Chủ nhật vừa qua, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh một đường hướng mới khi đưa ra một tầm nhìn về "Giấc mơ Châu Á-Thái Bình Dương”, trong đó, Trung Quốc tiếp tục đưa ra “lời hứa hẹn vô tận” cho tất cả các nước liên quan.

THIỆN ĐẠO
(Theo AFP, Xinhua)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI