Sông Cầu sắp qua đời?

12/05/2016 - 10:26

PNO - Theo người dân, lượng cá tôm trên sông Cầu bị sụt giảm nghiêm trọng sau lần xả thải nặng nhất từ làng giấy Phong Khê hồi cuối tháng 4.

Ngư dân chạy vào giữa làng xin ngủ

Ông Nguyễn Đình Quả (60 tuổi), một ngư dân ở thôn Yên Tập Bến - Bắc Giang gắn bó với nghề cá trên sông Cầu từ bé, cả đời chứng kiến những thay đổi lớn nhỏ từng ngày trên dòng sông ông không khỏi xót xa.

Ông kể: “Suốt một tuần liền nước sông bốc mùi hôi thối như mùi chất thải của gia súc nuôi ở nhà. Chúng tôi không thể ngủ được ở ngoài thuyền mà phải vào trong làng ngủ. Cá thì chết trắng trên quãng sông dài hàng chục ki-lô-mét từ cống Đặng Xá xuống gần đến Phả Lại, tôi cũng không dám bắt vì sợ bị nhiễm độc”.

Song Cau sap qua doi?
Song Cau sap qua doi?
Nước sông nhuốm màu mực Tàu, đen kịt cả một quãng sông dài hàng chục cây số (Ảnh: NVCC)

Nhưng cũng có những ngư dân thấy xót cá vẫn kéo cá lên để mang đi bán. Một người dân chài khác cũng cho hay đây là lần xả thải gây thiệt hại nặng nề nhất trong vòng 5 năm qua từ làng giấy Phong Khê. "Từ Tết ra, đã có 3 lần, nhưng đây là lần nặng nhất nước sông chuyển màu đen như màu mực Tàu như thế”. Và từ sau lần đó, cũng không còn ai dám tắm trên sông nữa.

Trước đợt xả thải lần này, những ngư dân ở đây mỗi ngày kéo được khoảng dăm bảy cân cá, nhiều thì 10 cân bán đi để lấy tiền cho sinh hoạt hằng ngày.

Nhưng kể từ sau đợt xả thải nghiêm trọng lần này, chưa ai dám đánh bắt cá trở lại vì sợ độc tố và cũng vì lượng cá cũng chưa thể hồi lại.

Cuộc sống nay lại càng trở nên khó khăn hơn, “cắn răng chịu đựng thêm nửa tháng nữa, hy vọng sẽ có cá”.

Anh Phạm Văn Đoàn, trưởng thôn Đông Viên Hạ, Bắc Ninh cho biết “ngoài việc phải chịu mùi hôi thối từ khí đốt rác thải từ nhà máy xử lý rác, chúng tôi còn phải chịu vấn đề ô nhiễm trên sông do việc xả thải hàng tháng từ làng nghề Phong Khê. Có tháng vài ba lần. Chúng tôi đã kiến nghị lên trên nhưng vẫn đang chờ… giải quyết”.

Luồng lạch tím vàng đen

Phong Khê được biết đến là làng nghề truyền thống về sản xuất giấy ở Bắc Ninh, làng làm ăn càng tấn tới thì nỗi lo ô nhiễm càng cao.

Theo trưởng thôn, làng giấy Phong Khê có khoảng 400 gia đình (mái) sản xuất giấy với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Cả làng như “nằm trong rác” để sống, từ rác phế liệu được thu mua chất đầy bên trong và bên ngoài các xưởng để chờ tái chế đến than và củi ngổn ngang hai bên đường. Đó là chưa kể đến không khí khô nóng và bụi bặm đủ màu: vàng, trắng, tím … từ các sản phẩm giấy.

Song Cau sap qua doi?
Song Cau sap qua doi?
Song Cau sap qua doi?
Phế liệu, nhiên liệu đốt chất ngổn ngang

Nối nghiệp gia đình, làm nghề ngày đã được hơn 10 năm, anh Bảo (sinh năm 1971) chủ một xưởng sản xuất nhỏ trong làng cho biết: “Cứ khoảng 1 tấn phế liệu được sử dụng thì sẽ cho ra 800kg sản phẩm giấy, còn lại là rác thải”. Như vậy, lượng rác, phế thải đưa vào môi trường là 20%.

Anh cũng cho biết mỗi mái nhỏ có năng suất 5 tấn/ngày tốn khoảng 40 khối nước và những mái có công suất lớn, có thể sản xuất lên đến 50 tấn một ngày. Lượng nước sử dụng cho việc sản xuất giấy ở những máy lớn có thể lên đến 400 khối/ngày.

Và như thế, sẽ không khỏi giật mình khi thấy con số kết quả của lượng rác thải, nước thải mà mỗi ngày làng nghề này thải ra vào môi trường và vẫn đang “chờ” nhà máy xử lý nước thải chưa được xây dựng hoàn thiện.

Con kênh nhuộm đủ màu tím, vàng, đen, ở trước xưởng sản xuất của gia đình anh Bảo là nơi thông nước của nhiều hộ sản xuất khác nữa để đổ ra sông Khúc Xuyên và hợp vào sông Cầu.

Song Cau sap qua doi?
Song Cau sap qua doi?
Song Cau sap qua doi?
Sông Khúc Xuyên đen…
Song Cau sap qua doi?
Chỗ sông Khúc Xuyên hợp vào sông Cầu… nước bắt đầu đổi màu

Loan Lê

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI