PNO - Trong ngày tết truyền thống (lễ hội Chnam Thmay), người Khơ Me sẽ đắp những núi cát, núi gạo với ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.
Lễ hội mừng năm mới (Chnam Thmay) là một trong những lễ hội lớn nhất của người Khơ Me tại vùng Nam bộ, diễn ra vào khoảng giữa tháng 4 với nhiều hoạt động. |
Tại TPHCM, lễ hội diễn ra ở chùa Candaransi (quận 3) từ ngày 13 đến ngày 16/4. Mỗi ngày sẽ có những hoạt động khác nhau như bái tam bảo, đón chư thiên, tụng kinh, đắp núi cát, núi gạo... |
Tối 15/4, diễn ra chương trình đắp núi cát và núi gạo theo truyền thống. Đây là một trong những lễ quan trọng, vì thế, người Khơ Me ăn mặc đồ truyền thống để đến chùa làm lễ. |
Hàng trăm người Khơ Me có mặt tại chùa để thắp hương, cầu cho năm mới bình an. |
Các núi cát được xây quanh chánh điện, người dân khi đến chùa sẽ cắm hương lên từng núi cát, vái lạy và khấn nguyện. |
Theo tập tục, người Khơ Me sẽ chọn cát sạch đắp thành 9 ngọn núi nhỏ, gồm: 8 ngọn ở 8 hướng và 1 ngọn ở chính giữa. Những ngọn núi này tượng trưng cho vũ trụ, trong đó ngọn núi ở chính giữa là trung tâm của vũ trụ. |
Ngoài núi cát, núi gạo cũng được đắp ngay trong điện Tam bảo của chùa. |
Trong khoảng sân chùa, Hòa thượng Danh Lung - trụ trì chùa sẽ dành thời gian để giảng pháp. |
Các vị sư sẽ dùng cành hoa và vẩy những giọt nước tinh khiết lên các phật tử để cầu bình an. |
Người dân thực hiện nghi thức “cột tay” (lễ buộc tay). Đây là một nghi thức độc đáo ở lễ hội với ý nghĩa chứa đựng niềm tin, sự may mắn, ấm no, hạnh phúc cho năm mới. |
Những bạn trẻ Khơ Me có dịp cùng nhau dạo chơi dịp tết truyền thống. |
Lễ hội không chỉ thu hút người Khơ me mà còn thu hút người dân TPHCM và nhiều du khách nước ngoài đến tìm hiểu. |
Minh An
Chia sẻ bài viết: |
Quan Đế miếu (chùa Ông) ngôi miếu thờ Quan Công - vị thần bảo hộ tâm đức của người Hoa mang vẻ đẹp cổ kính ở xứ Châu Đốc, An Giang.
Trong lịch sử 1.800 năm, chùa Đậu nổi tiếng nhất với 2 pho tượng nhục thân (tượng táng) của 2 vị thiền sư trụ trì chùa ở thế kỷ XVII.
Mùng 2 tết, đường hoa, đường sách tại TPHCM thu hút đông đảo người dân đến du xuân.
Sáng 29/1 (tức mùng Một tết Nguyên đán năm Ất Tỵ), đường phố TPHCM, Hà Nội vắng lặng, thanh bình, mọi sinh hoạt diễn ra chậm rãi.
Sau lễ khai mạc, người dân TPHCM và khách du lịch chính thức du xuân, thưởng ngoạn Đường hoa Nguyễn Huệ 2025
Không khí ở vùng đất lấn biển TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nhộn nhịp vào những ngày cận tết Nguyên đán 2025, khi người người xuống phố chụp ảnh đón tết.
Màn trình diễn drone hỏa thuật đạt kỉ lục Guiness Thế giới vừa có buổi tổng duyệt tối 26/1 tại Hà Nội.
Sáng 23/1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động (PK02E) Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thi vui gói bánh chưng tưng bừng đón tết Ất Tỵ 2025.
Ngày 22/1 (23 tháng Chạp) âm lịch, người Hà Nội đi thả phóng sinh cá chép sau khi cúng ông Táo. Có người phóng sinh cả cặp cá chép nặng gần 10kg.
Những toa tàu điện cũ được phục dựng trên không gian phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) như đưa theo cả những ký ức về một cái tết Hà Nội xưa.
Sáng 20/1, đường hoa xuân gần sân bay Tân Sơn Nhất đã khai trương, tạo điều kiện vui chơi cho người dân ở cửa ngõ tây bắc TPHCM.
Ngày 19/1, nhiều tuyến phố trung tâm tại Hà Nội rộn ràng với các hoạt động của "Tết Việt - Tết phố" 2025.
Tối 18/1, cuộc thi và lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025 được tổ chức tại Vinhome Ocean Park 2 (Văn Giang, Hưng Yên).