PNO - Nhận định được một số đại biểu đưa ra tại tọa đàm “Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt” do Báo Pháp Luật TPHCM phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức ngày 10/6.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, lượng hải sản có tiềm năng khai thác hàng năm tại vùng biển Việt Nam chỉ từ 2,3 triệu tấn/năm tới 2,6 triệu tấn/năm nhưng tổng lượng thủy sản đánh bắt ở nước ta trên 3,8 triệu tấn - lớn gấp gần 1,5 lần lượng hải sản có thể đánh bắt. Do đó nguồn lợi thủy sản Việt Nam đang bị cạn kiệt rất nhanh. Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm.
Việc kê khai, chứng nhận nguồn gốc để thủy hải sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là con đường duy nhất để ngư dân làm ăn ổn - Ảnh: Thanh Vạn
Ngoài đánh bắt quá mức, một số ngư dân còn sử dụng các ngư cụ và hình thức đánh bắt trái phép gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái. Việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản chỉ có thể thực hiện được nếu có sự tham gia tích cực của bà con ngư dân.
Ông Hoàng Việt, chuyên gia Luật biển quốc tế, ĐH Luật TPHCM - cho biết thực tế có nhiều trường hợp tàu cá đánh bắt trong vùng biển Việt Nam nhưng nước ngoài lại bảo vi phạm và bắt giữ, thậm chí đánh chìm tàu cá Việt Nam. Điều này do có các vùng biển chồng lấn, chưa được phân định rõ ràng. Ông Hoàng Việt đề nghị cơ quan chức năng cần tuyên truyền rõ ràng cho ngư dân hiểu việc tuân thủ IUU. Việc tuân thủ này không chỉ mang ý nghĩa xa xôi là giữ gìn vùng biển mà quan trọng trước mắt là bảo vệ chính bà con trên vùng biển chồng lấn.
Giáo sư, tiến sĩ - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế - cho biết, hệ thống pháp luật về thủy sản của Việt Nam đã được hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, đảm bảo quản lý, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm. Dù vậy, vẫn còn một số hạn chế như công tác phối hợp thực hiện giữa các địa phương, bộ, ngành còn chậm; một số địa phương, người dân, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống IUU. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác giữa các địa phương chưa đồng đều; việc kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế trong khâu kiểm tra thực tế trên tàu. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống IUU vẫn chưa toàn diện nên còn gặp nhiều khó khăn...
Đông đảo ngư dân, chuyên gia về luật cùng các đơn vị chức năng tham gia tọa đàm
Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 (Vùng) cho rằng, công tác quản lý của một số địa phương chưa chặt chẽ, nhiều tàu cá, thuyền viên hoạt động trên biển không có hoặc không đủ giấy tời, không đăng ký hành trình hoạt động…. Vùng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân nắm chắc kiến thức về luật và các văn bản quy phạm pháp luật, kết hợp tuyên truyền vận đông với phát hiện ngăn chặn từ sớm, từ xa các hành vi vi phạm, không để tàu cá Việt Nam vượt sang vùng biến nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Từ đầu năm đến nay, Vùng đã triển khai ba đợt thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU. Xử lý 20 vụ vi phạm với tổng mức phạt lên đến hơn 3,6 tỉ đồng. Những hoạt động đó đã có tác động tích cực đến ý thức chấp hành của chủ tàu và thuyền trưởng. Số lượng tài cá Việt Nam cố tình vi phạm về khai thác IUU, nhất là hành vi sang vùng biển nước ngoài khai thác trái phép đã giảm mạnh.
Tại tọa đàm, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị về công tác gỡ thẻ vàng IUU như tiếp tục siết chặt quản lý với tàu nhập khẩu, chuyển đổi nghề khai thác theo hướng thân thiện với hệ sinh thái, tăng mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe…
Nguồn lợi thủy hải sản đang cạn kiệt, chi phí cao và hoạt động đánh bắt có nguy cơ thua lỗ, trong khi máy móc lại nhanh chóng hư hỏng, khi sửa chửa rất khó đăng kiểm. Chúng tôi rất mong hải sản bán giá cao và chỉ có xuất khẩu hải sản sang EU thì ngư dân mới hưởng lợi. Trước mắt, để ngư dân tiếp tục bám biển, đảm bảo thu nhập, chúng tôi mong chính quyền phải chỉ đạo nạo vét cửa biển để tàu ra vào ổn định, có chính sách hỗ trợ ngư dân.
Ngư dân Tạ Thế Sơn (xã Phước tỉnh, huyện Long Điền)
Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức trực tiếp thăm hỏi động viên 3 hộ gia đình ngư dân thuộc xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần vươn lên trong cuộc sống và tuân thủ tốt việc đánh bắt hải sản trên biển. Trao 200 phần quà gồm 1 bộ ắc quy + đèn Led và túi thuốc chống nước trị giá 4 triệu đồng, cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” do Báo Pháp Luật TPHCM chủ biên; tặng 15 phần học bổng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Long Điền, mỗi phần trị giá 2 triệu đồng.
Trước đó, ngày 17/5, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” bắt đầu trao 200 phần quà tương tự cho ngư dân tại huyện Cần Giờ (TPHCM). Được biết trong tháng 6 này, chương trình sẽ tiếp tục diễn ra tại Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa. Theo kế hoạch, trong 3 năm từ 2023 đến năm 2025, chương trình sẽ diễn ra tại 28 tỉnh thành có biển gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Mỗi địa phương sẽ chọn 200 ngư dân có hoàn cảnh khó khăn để nhận quà. Chương trình cũng sẽ tuyên dương, nhân rộng những mô hình, những nhân tố tích cực biết làm giàu từ biển; tôn vinh những hành động tốt đẹp, khoa học để bảo vệ biển, nuôi dưỡng nguồn sinh sôi của biển; tạo ra các giá trị cạnh tranh cho ngành thủy sản Việt vươn ra quốc tế.
Tổng thống Donald Trump không ban hành sắc lệnh thuế như dự báo đã đẩy giá vàng thế giới tăng mạnh, giá vàng trong nước tăng giá 2 lần trong buổi sáng.
Giá vàng trong nước và thế giới quay đầu giảm, giá vàng trong nước giảm 400.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên liền trước.
Ngày 16/1, Nutifood đã đồng hành với Hội LHPN TPHCM trong chương trình 'Xuân yêu thương-Tết nghĩa tình', trao 530 suất quà sữa NutiMilk với tổng giá trị gần 50 triệu đồng.
Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng 320 đồng/lít với xăng E5RON 92 lên 20.750 đồng/lít; trong khi đó, giá xăng RON95 tăng lên 21.220 đồng/lít.