Sinh viên Singapore và Thượng Hải khoe tài

07/09/2013 - 13:02

PNO - PNO - Trong ngày thứ hai của liên hoan, hai vở diễn của sinh viên trường Lasalle Collegue of the Arts (Singapore) và Shanghai Theatre Academy (STA) đã mang lại cho khán giả những ấn tượng, xúc cảm mới lạ.

edf40wrjww2tblPage:Content

Sinh vien Singapore va Thuong Hai khoe tai

Sinh vien Singapore va Thuong Hai khoe tai


Buổi diễn của sinh viên trường Lasalle bắt đầu lúc 13g30 - thời điểm vốn được xem là không mấy thuận lợi của diễn viên - nhanh chóng thu hút được sự chú ý đặc biệt của người xem ngay từ những phút đầu tiên. Bảy diễn viên tham gia trình diễn đều còn rất trẻ, đang là sinh viên năm thứ hai. Nhưng họ đã mang nhiều bất ngờ thú vị cho bạn bè quốc tế về khả năng sáng tạo, diễn xuất và sự tự tin trên sàn diễn cũng như trong phần trò chuyện, hỏi đáp sau đó. Được dàn dựng từ sự phối hợp 5 tiểu phẩm nổi tiếng nhất của Kuo Pau Kun (tác giả, giảng viên trường nghệ thuật, có nhiều tác phẩm được sử dụng trong công tác giảng dạy tại các trường đào tạo sân khấu ở Singapore), Pau Kun and the dreamtime hình thành sau ba tuần tập luyện, dựa trên sự đóng góp ý tưởng chung của cả nhóm. Với thời lượng khoảng 40 phút, phần biểu diễn của nhóm gần với một bài tập dành cho sinh viên (SV), ứng dụng tất cả những kỹ năng đã được học hơn là một vở diễn hoàn chỉnh phục vụ khán giả. Trong một bộ trang phục, các SV hóa thân thành nhiều nhân vật với các cung bậc cảm xúc khác nhau, đồng thời sử dụng nhiều kỹ thuật hỗ trợ như hát, múa, rối tay, kỹ thuật hình thể…. Điều đáng nể ở những người trẻ không chỉ ở khả năng hóa thân vào nhân vật mà còn ở sự chăm chút cho từng hành động sân khấu, sự linh hoạt khéo léo trong biểu cảm bằng ánh mắt, cơ mặt, hình thể, kỹ năng tập trung chú ý trong suốt thời gian biểu diễn. Phần hỏi đáp cũng khá ấn tượng bởi sự tự tin và khả năng làm chủ “cục diện” của các bạn SV còn ngồi trên ghế giảng đường.

Sinh vien Singapore va Thuong Hai khoe tai

Mss Julie của STA giới thiệu đến khán giả loại hình hý kịch Trung Quốc. Thuộc thể loại sân khấu truyền thống nhưng Mss Julie lại đề cập đến vần đề rất hiện đại: kết cục buồn của những cô gái trót “ăn cơm trước kẻng”. Là một tác phẩm ngắn hoàn chỉnh với sự tham gia diễn xuất của ba diễn viên đã từng theo học sân khấu truyền thống Trung Quốc từ 10 - 15 năm, Mss Julie mang lại cảm giác chuyên nghiệp từ khả năng ca diễn đến động tác vũ đạo của các SV. Dù không am hiểu sâu sắc về hý kịch, nhưng có lẽ người xem vẫn cảm nhận được sự phối hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại ở Mss Julie trong cách xây dựng tính cách nhân vật, tiết tấu vở…

Bài và ảnh: THẢO VÂN
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI