Sinh thường tự nhiên thật sự sẽ diễn ra như thế nào?

17/11/2016 - 03:30

PNO - Sinh thường tự nhiên là một trải nghiệm tuy đau đớn đến kiệt sức nhưng lại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Nếu sinh con lần thứ hai, tôi cũng sẽ chọn cách sinh thường như vậy.

Ban đầu, tôi không có ý muốn chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về lần sinh thường hoàn toàn tự nhiên, không hề dùng bất kì một chút thuốc giảm đau nào của mình. Bởi vì thành thật mà nói, tôi đã vô cùng đau đớn.

Và với tình hình hiện giờ khi mà phụ nữ ít chọn cách sinh mà không dùng thuốc giảm đau này thì tôi càng không muốn câu chuyện của tôi làm họ sợ hãi.

Nhưng tôi đã thay đổi quyết định vì tôi tin rằng cách tốt nhất để chuẩn bị sinh chính là nghe một mẹ bầu khác kể về quá trình sinh nở gian nan của họ để hiểu một cách những gì có thể diễn ra, nhờ đó mà vào phòng sinh với tâm thế sẵn sàng.

Tôi lựa chọn phương pháp này vì tôi muốn bản thân mình tỉnh táo hoàn toàn trong mọi khoảnh khắc khi sinh nở - kể cả những lúc tốt đẹp hay tồi tệ nhất.

Chuẩn bị từ rất sớm

Xác định mục tiêu như vậy nên tôi đã chuẩn bị ngay từ khi biết mình mang thai. Tôi tập yoga mỗi ngày, tập nhiều động tác tốt cho sinh nở như squats hay cat-cow.

Chồng tôi và tôi cùng đến lớp chuẩn bị cho sinh nở, chúng tôi cùng học kĩ thuật massage và luyện tập cách xử lý những tình huống có thể xảy ra lúc lâm bồn. Tôi luôn giữ bản siêu âm bên mình và trong cả tâm trí, để nó luôn nhắc nhở chính bản thân mình chú tâm đến việc sinh nở, và tôi tập kegels trước mỗi lần dừng đèn đỏ và giờ nghỉ giải lao.

Sau một thời gian dài làm những việc đó, tôi cảm thấy mình đã rất sẵn sàng. Tôi không còn sợ hãi nữa. Tôi dám đương đầu với mọi thách thức. Nhưng phải thừa nhận rằng tôi đã đánh giá quá thấp “cơn bão” đang ồ ạt xảy đến với mình.

Thời gian dường như vô tận

Tôi biết là khôn ngoan nhất là mình nên ngủ nhiều hơn một chút nên tôi đã lên giường sớm. Nhưng khi tôi vừa nằm xuống thì ruột tôi quặn thắt lại. Tôi bắt đầu cảm thấy nhâm nhẩm đau, cảm giác ấy bao trùm lấy tôi khiến tôi chẳng thể nào thoát ra. Tôi có cảm giác dạ dày mình quặn thắt, như có ai đó coi nó như một chiếc khăn mặt rồi vắt cho thật kiệt vậy.

Sinh thuong tu nhien that su se dien ra nhu the nao?

Chồng tôi bắt đầu tính thời gian giữa những cơn co thắt của tôi và gọi cho người hỗ trợ sinh đẻ của chúng tôi. Ngay sau khi bà đến nhà chúng tôi, chúng tôi cùng nhau đi đến bệnh viện phụ sản.

Người hỗ trợ sinh nở cảnh báo tôi rằng đi xe xóc sẽ rất khó sinh, nên bà đã nhét 2 quả bóng tennis vào dưới lưng tôi để giảm bớt áp lực. Bà cũng đưa cho tôi một chiếc lược nhựa, bà hướng dẫn tôi cào nó vào lòng bàn tay để chuyển hướng tâm trí khỏi cơn đau đớn. Bà ấy cũng dạy tôi đập theo nhịp vào bảng điều khiển xe, lặp đi lặp lại “oooh, oooh, aaaah” bất cứ khi nào tôi thấy đau.

Sau nửa giờ mà như dài vô tận, (bao gồm cả việc chồng tôi vượt quá tốc độ và bị cảnh sát gọi tấp vào lề, anh ấy phải hét lên “Vợ tôi sắp sinh”), chúng tôi cũng đã đến nơi.

Đau đến mức không biết mình là ai

Tôi như thể một chiếc bánh mì nóng bỏng rộp đến nỗi bị lột hết lớp vỏ ngoài. Tôi không thể diễn tả nổi cảm xúc của mình lúc ấy, nhưng tôi không còn cảm nhận được gì khi đã đạt đến đỉnh điểm của nỗi đau.

Khi tôi nghĩ về 10 giờ tiếp theo, một loạt các hình ảnh lần lượt hiện về trong tâm trí tôi như một chuỗi giấc mơ hư ảo: Tôi nằm ngửa với một quả bóng tập hình hạt đậu ngay giữa hai đầu gối của tôi. Tôi leo vào bồn tắm với chồng mình và anh ấy đã giúp tôi ngồi xổm xuống trong khi bụng tôi vẫn co thắt từng cơn, và để tôi dựa trong vòng tay anh ấy.

Tôi uống từng ngụm nhỏ nước gừng lạnh và nước cam ép việt quất, để không bị nôn ra. Tôi vẫn ngồi nguyên tư thế đó, cô y tá đến đo nhịp tim của bé, đôi bàn tay tôi đặt trên đôi vai ấm áp mà thoải mái của cô ấy.

Sinh thuong tu nhien that su se dien ra nhu the nao?

Tôi ngồi ngược ở nhà vệ sinh (đây là một thủ thuật mà nữ hộ sinh đã bày cho tôi để giúp đẩy nhanh tốc độ sinh nở), tôi gào thét và đập tay vào bức tường lạnh ngắt trong quá trình chuyển dạ (đây là lúc đau đớn nhất của quá trình lâm bồn, khi bé đang xuống đến xương chậu).

Nữ hộ sinh của tôi mỉm cười hiền hậu, hỏi tôi rằng liệu tôi có muốn sinh con trong nước hay không. Và tôi quyết định trở lại giường bệnh, đầu gối gập đến ngực.
Chồng tôi cứ động viên tôi, anh ấy liên tục nói rằng anh ấy nhìn thấy càng nhiều tóc của bé hơn sau mỗi lần tôi rặn. Tiếng hét vang vọng trong hộp sọ của tôi. Thân thể tôi thì mệt mỏi rã rời nhưng đầu óc vẫn căng ra.

Cuối cùng bé cũng trượt ra ngoài. Bà hộ sinh nói rằng tôi vẫn phải rặn nốt nhau thai ra, nhưng tôi đã cạn kiệt sức lực rồi. Bà ấy hét lên khi nhận ra nhau thai đã đứt ra từng mảnh và chẳng thể nào tìm lại hết được, máu chảy rất nhiều. Hàng chục cánh tay thọc vào cơ thể tôi hết lần này đến lần khác để lấy ra cho bằng hết nhau thai. Tôi dần mất đi tri giác.

Sinh nở để lại rất nhiều di chứng cho cơ thể phụ nữ

Sau khi sinh, tôi nằm liệt giường, cả người mềm như sợi bún. Tôi mất quá nhiều máu, đến nỗi mà nhiều ngày sau tôi gần như không thể ngồi dậy được. Tôi phải mất hàng tháng trời để hoạt động lại bình thường và thật lòng mà nói thì cơ thể của tôi sẽ chẳng bao giờ được như trước đây nữa.

Tôi rất hạnh phúc khi được làm mẹ và yêu con mình vô cùng, nhưng đôi lúc tôi vẫn cảm thấy có chút thất vọng. Mặc dù tôi đã chuẩn bị rất kỹ càng cả về thể chất lẫn tâm lý, nhưng mặc kệ tất cả những nỗ lực ấy, sinh nở vẫn để lại nhiều di chứng cho cơ thể của tôi.

Sinh thuong tu nhien that su se dien ra nhu the nao?

Cơn đau ở mỗi người là khác nhau và không thể so sánh được

Tôi muốn biết liệu ca sinh của mình có phải là điển hình cho những ca sinh ngoài màng cứng không. Vì thế tôi gọi cho Pam England - một cố vấn sinh sản nổi tiếng và chuyên đào tạo y tá, hộ sinh.

Thật không may, cô ấy chẳng thể biết được liệu tôi có quá đau ngoài mức bình thường hay không. “Đau đớn mang tính chủ quan cá nhân”, England nói với tôi, “không có cách nào để so sánh mức độ đau đớn giữa những người từng trải nghiệm nó được”.

Tuy nhiên, cô ấy đã chỉ ra rất nhiều yếu tố trước và sau khi sinh có tác động đến mức độ thoải mái của bạn. Vài người còn kiểm soát được bản thân (ví dụ như nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ tập thể dục 30 phút mỗi ngày thì cơ thể họ tiết ra nồng độ endorphin nhiều hơn khi lâm bồn), vài người chẳng thể quản lý được chính mình (vì bạn đang cố làm giảm cơn đau ngay cả trong tiềm thức cơ mà).

Nhưng trong cuộc nói chuyện, cô ấy đã giải đáp nhiều vướng mắc cho tôi. Một là, con trai tôi nằm ngược (nghĩa là ngửa mặt lên so với tử cung thay vì úp mặt xuống), vì thế khi chuyển dạ, bé phải xoay một vòng. Chính vì thế mà đầu bé ép vào xương cột sống của tôi, tạo ra những cơn đau dữ dội ở lưng dưới và từng cơn đau với cường độ nhiều hơn khi chuyển dạ.

Thời gian nằm trên giường sinh của tôi cũng dài hơn: 36 giờ, trong đó 4 giờ tôi phải rặn đẻ. “ Quá trình này kéo dài sẽ khiến cơ thể tiết các hormone căng thẳng và làm bạn rơi vào tình trạng suy sụp”, England nói.

Đừng đánh giá thấp những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi chuyển dạ

Trớ trêu thay, hình như tôi đã quá tự tin vào chính mình. Mặc dù tôi biết là mọi thứ sẽ không dễ dàng như đi spa đâu, nhưng tôi vẫn không hề lo lắng. Tôi có thể chịu đau khá tốt và tôi cứ nghĩ rằng tôi có thể chịu đựng được bất kì điều gì xảy đến, vì tôi đã rất sẵn sàng.

Nhưng England đã nói rằng phụ nữ không trông chờ vào việc sinh con dễ dàng và dự đoán trước nó sẽ vô cùng đau đớn thường dễ sinh hơn vì họ đã có sự chuẩn bị tâm lý. Đó là lý do tại sao các bà mẹ sinh lần thứ 2 dễ dàng hơn, vì ít nhất bạn biết bạn sắp gặp phải điều gì.

Sinh thuong tu nhien that su se dien ra nhu the nao?

Rất may mắn là tôi trải qua thai kỳ một cách hạnh phúc. Ngoài việc có ít lựa chọn với quần áo hơn, thay thế rượu vang đỏ bằng nước chanh, ngồi ở nhà và nướng bánh,... thì không còn gì khác ảnh hưởng đến lối sống của tôi. Tôi hy vọng rằng sinh con cứ tuần tự như những bài mà chúng tôi đã học được, và tôi cũng rất tò mò, muốn trải nghiệm quá trình này.

England nói rằng, nếu chúng ta cứ nghĩ rằng sinh nở dễ dàng và thuận lợi như không mà chẳng phải chịu bất kỳ đau đớn nào thì chúng ta sẽ dễ dàng mất cảnh giác, thậm chí là phải trả giá nhiều hơn. “Chẳng bao giờ bạn sẽ sinh nở y hệt như những gì mình muốn đâu”, cô ấy nói.

Cô ấy cũng giải thích rằng quá trình để sẵn sàng cho việc sinh nở giống như một chuyến đi bộ đường dài. “Bạn vác theo hộp cứu thương và đi với kế hoạch dự liệu bất kể cho trời mưa hay bão tuyết”, cô ấy nói, “sau đó bạn hy vọng rằng thời tiết sẽ đẹp tuyệt vời và mọi thứ sẽ ổn.

Tương tự như vậy, phụ nữ nên chuẩn bị tâm lý cho những tình huống không ngờ tới. Hãy hiểu rằng lúc nào cũng sẽ có chuyện ngoài ý muốn và cho dù nó có là gì đi chăng nữa, bạn cũng phải tìm ra cách để giải quyết nó. Bạn có thể yêu cầu dùng thuốc giảm đau hoặc sinh mổ, hoặc nói “không” khi bạn còn đủ tỉnh táo - và điều này thì luôn cần đến lòng nhân đạo và tình yêu thương dành cho chính bản thân mình”.

Nếu sinh lần hai...

Nếu tôi sinh lần hai, liệu tôi có chọn phương pháp sinh thường một lần nữa? Nghe có vẻ điên rồ, nhưng, câu trả lời của tôi là có. (Tuy nhiên, tôi có thể xem xét đến việc tiêm nước cất vào lưng dưới để giảm bớt đau đớn). Tóm lại, tôi sinh con quá khó khăn và cực nhọc, thuốc giảm đau cũng chẳng cần để làm gì khi lúc đó tôi mất đi cảm giác rồi.

Tôi vẫn luôn ghi nhớ quan điểm của England về việc tự yêu thương bản thân khi gặp những tình huống ngoài ý muốn. Tôi đã khá thất vọng khi mọi chuyện không xảy ra như tôi dự liệu. Sau đó, tôi nhận ra rằng, chính những điều đó đã mang lại cho tôi bình yên: trong khi mọi thứ xảy ra như tôi tưởng tượng, nếu tôi không chuẩn bị như mình đã làm thì tôi không thể có đủ sức mạnh thể chất và tinh thần để vượt qua nỗi đau ấy. Nhưng tôi đã không bỏ cuộc, và tôi vô cùng tự hào về bản thân mình vì điều đó. 

Thu Phương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI