Sẽ tồn tại cùng lúc 3 loại CMND

20/09/2013 - 10:20

PNO - Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 106/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 59/1999 vềCMND, việc cấp mới, đổi CMND mới không chỉ làm thí điểm ở TP.Hà Nội mà sẽ mở rộng ra tại nhiều địa phương...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Thông tin này được thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), cho biết chiều qua 19.9. Tuy nhiên theo ông Vệ, trước mắt Bộ Công an sẽ thực hiện việc cấp đổi CMND mới tại các tỉnh, thành phía bắc như: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng... chứ chưa thể mở rộng ra các tỉnh phía nam, vì còn liên quan đến việc đầu tư thiết bị máy móc công nghệ.

Se ton tai cung luc 3 loai CMND

Lấy vân tay cấp CMND mới tại Hà Nội - Ảnh: Hoàng Trang

Hồi tháng 9/2012, Bộ Công an thực hiện thí điểm cấp đổi CMND mới tại một số quận huyện thuộc TP.Hà Nội và gặp không ít phản ứng của dư luận do CMND bắt buộc thể hiện tên cha mẹ của người được cấp đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng việc đưa thông tin cha mẹ vào CMND là không phù hợp với Công ước về quyền trẻ em và xâm phạm quyền bí mật đời tư. Theo thống kê, đến nay đã có khoảng hơn 86.000 người dân TP.Hà Nội được cấp đổi CMND mới.

Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 106/2013, CMND mới sẽ bỏ 2 cụm từ “họ và tên cha”, “họ và tên mẹ” tại mặt sau. Ông Vệ cho biết CMND được cấp sau ngày 2/11 và loại trước đó ghi tên cha mẹ đều có giá trị sử dụng như nhau, ai không đồng ý có thể đổi lại để không thể hiện tên cha mẹ nhưng phải chịu phí cấp đổi. Như vậy, sau thời điểm tháng 11/2013 sẽ có 3 loại CMND cùng tồn tại và có giá trị như nhau gồm: CMND mẫu cũ, CMND mới ghi và không ghi tên cha mẹ.

Không thể dừng cấp CMND có tên cha mẹ

Trả lời PV Thanh Niên chiều 19/9, đại tá Vũ Xuân Dung - Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an - cho biết từ nay cho đến thời điểm Nghị định 106/2013 có hiệu lực, việc cấp đổi CMND mới có phần ghi họ tên cha mẹ vẫn được tiến hành bình thường tại các quận Tây Hồ, Hoàng Mai; huyện Từ Liêm và Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Công an TP.Hà Nội.

Ông Dung thừa nhận việc cấp đổi hiện nay và sau thời điểm 2/11 có thể gây ra sự phiền hà, tốn kém cho người dân và cả cơ quan nhà nước trong trường hợp người được cấp CMND có ghi tên cha mẹ muốn đổi loại không ghi tên cha mẹ. Tuy nhiên, theo ông Dung việc cấp đổi này không thể dừng được vì hiện người dân vẫn có nhu cầu. “Việc ghi tên hay không ghi tên là thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Công an không thể quyết định riêng được. Người dân đến làm cơ quan nhà nước không cho làm là trái quy định hiện hành.

Tốn khoảng 1.000 tỉ đồng

Thiếu tướng Trần Văn Vệ thừa nhận, việc có nhiều loại CMND cùng tồn tại gây khó khăn cho cơ quan quản lý. Từ năm 2004, Chính phủ cho thực hiện dự án CMND mới với mức đầu tư
30 triệu USD. Dự án này dự kiến cấp khoảng 24 triệu CMND mới và thực hiện đến năm 2017. Theo tính toán của Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, nếu thực hiện việc đổi CMND thành một loại cho cả nước sẽ tốn khoảng 1.000 tỉ đồng.

Theo Thái Sơn (Thanh Niên)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI