Sau lùm xùm ca sĩ Ngọc Sơn được 'phong' Giáo sư, kiến nghị Thủ tướng chấn chỉnh việc tự phát phong danh hiệu

08/09/2017 - 17:08

PNO - Trong công văn gửi Thủ tướng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kiến nghị chấn chỉnh việc các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp công nhận, vinh danh một cách “tự phát”.

Vụ việc ca sĩ Ngọc Sơn được gọi là “giáo sư âm nhạc” trong bằng khen do Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam trao tặng gây bức xúc trong dư luận thời gian qua đã tạm lắng sau khi nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhạc sĩ khẳng định tấm bằng khen đó không có giá trị.

Sau lum xum ca si Ngoc Son duoc 'phong' Giao su, kien nghi Thu tuong chan chinh viec tu phat phong danh hieu

Ngọc Sơn và tấm bằng khen phong nam ca sĩ là "Giáo sư âm nhạc"

Tuy nhiên, để tránh những việc vô tiền khoáng hậu khi một tổ chức xã hội – nghề nghiệp phong danh hiệu hoặc công nhận, tôn vinh một cá nhân, tập thể, một công trình nào đó không đúng với quy định của pháp luật, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa kiến nghị Thủ tướng chấn chỉnh việc vinh danh này.

Trong văn bản báo cáo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ ra các trường hợp cụ thể trong thời gian qua, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã vinh danh và cấp bằng công nhận, bằng chứng nhận các danh hiệu chưa được pháp luật quy định.

Đó là việc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (thành viên trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) công nhận cây di sản Việt Nam, cây di sản...; Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam (đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam) cấp bằng Nghệ nhân văn hoá dân gian; Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam cấp bằng chứng nhận: Đền thiêng linh ứng đạt tiêu chuẩn văn hoá đền thờ Tam, Tứ phủ theo nghi lễ văn hoá truyền thống Việt Nam… là không đúng pháp luật.

Sau lum xum ca si Ngoc Son duoc 'phong' Giao su, kien nghi Thu tuong chan chinh viec tu phat phong danh hieu
Tháng 11/2016, tại làng Ghè (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ), UBND xã Ia Dơk đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây đa làng Ghè

Ngoài ra, trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, còn nói rõ: "Qua kiểm tra cho thấy, một số trường hợp được vinh danh, nghệ nhân không thông qua các cơ quan quản lý tại địa phương, không được người dân và chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội tiến cử, giới thiệu, không ban hành tiêu chí xét tặng, không có hồ sơ khi tiếp cận một số di tích và nghệ nhân”.

Như vậy, trong các trường hợp được tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp công nhận, vinh danh rất dễ gây hiểu lầm cho người dân khi tưởng rằng danh hiệu đó được nhà nước công nhận.

Sau lum xum ca si Ngoc Son duoc 'phong' Giao su, kien nghi Thu tuong chan chinh viec tu phat phong danh hieu

Lễ công nhận cây đa 300 tuổi ở Đá Bạc, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế là Cây Di sản

Trước khi gửi công văn kiến nghị chấn chỉnh việc phong danh hiệu, trong tháng 3 năm nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có công văn dừng việc việc chứng nhận tôn vinh nghệ nhân, công nhận "Việt Nam linh thiêng cổ tự", chứng nhận "Cây di sản" và nhiều động thái cứng rắn chấn chỉnh việc tự phong danh hiệu.

Minh Tú 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI