Sau COVID-19, WHO định nghĩa "bệnh lây qua không khí"

19/04/2024 - 12:06

PNO - Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và khoảng 500 chuyên gia đã đạt được sự đồng thuận về định nghĩa "bệnh lây qua không khí".

gười đi bộ đeo khẩu trang để giúp ngăn chặn sự lây lan của loại virus Corona mới ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, vào ngày 1 tháng 4 năm 2020. (AP/File)
Đeo khẩu trang giúp ngăn chặn sự lây lan của vi rút lây qua không khí

Theo WHO, việc công bố tài liệu về chủ đề này sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc tìm ra cách ngăn chặn các bệnh lây qua không khí tốt hơn, đối với các bệnh hiện có cũng như các mối đe dọa tương lai.

Tài liệu kết luận rằng, từ ngữ mô tả “qua không khí” có thể dùng cho các bệnh truyền nhiễm mà hình thức lây truyền là mầm bệnh di chuyển trong không khí hoặc lơ lửng trong không khí, tương tự các thuật ngữ như bệnh truyền qua “đường nước”, "đường máu"...

Gần 500 chuyên gia, gồm các nhà vật lý, chuyên gia y tế công cộng và kỹ sư, đã đóng góp vào định nghĩa này. Theo WHO, trong số gần 500 chuyên gia này, có nhiều người trước đây đã phản đối gay gắt về chủ đề này.

Trước đây, các cơ quan luôn yêu cầu bằng chứng rõ ràng và có sức thuyết phục cao trước khi gọi các bệnh lây truyền qua đường không khí, đòi hỏi các biện pháp ngăn chặn rất nghiêm ngặt. Bởi theo họ, định nghĩa mới cho biết nguy cơ phơi nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng cần phải được xem xét.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, khoảng 200 nhà khoa học về khí dung đã phản ứng rằng WHO không cảnh báo mọi người về nguy cơ vi rút có thể lây lan qua không khí. Điều này dẫn đến việc mọi người tập trung quá mức vào các biện pháp như rửa tay để ngăn chặn vi rút, thay vì tập trung vào việc thông gió.

Đến tháng 7/2020, cơ quan này cho biết đã có “bằng chứng mới” về sự lây lan qua không khí, nhưng đến nay định nghĩa "bệnh lây qua không khí" mới được ghi nhận.

Tiến sĩ Jeremy Farrar của WHO cho biết, việc đạt được sự đồng thuận về định nghĩa giữa các chuyên gia trong các lĩnh vực sẽ cho phép các cuộc thảo luận y tế sắp tới bắt đầu về các vấn đề như hệ thống thông gió ở nhiều môi trường khác nhau, từ bệnh viện đến trường học.

Tiến sĩ Jeremy Farrar so sánh điều này với việc thừa nhận rằng các vi rút lây qua đường máu như HIV hoặc viêm gan B có thể lây lan do bác sĩ không đeo găng tay khi làm thủ thuật. "Khi mọi người đều đồng ý về thuật ngữ nào đó thì sẽ có sự thay đổi về cách phòng và chống bệnh sau này" - ông nói.

Trọng Trí (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI