Sập cầu treo tại bản Chu Va 6: Không chỉ do quá tải

25/02/2014 - 23:06

PNO - PN - Ngày 25/2, một ngày sau vụ sập cầu treo thảm khốc tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, Cam Đường, Lai Châu), trực thăng đã được điều đến để hỗ trợ cứu người. Bộ Giao thông vận tải đã quyết định thành lập tổ điều tra độc...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sap cau treo tai ban Chu Va 6: Khong chi do qua tai

Tám người chết, 28 người bị thương nặng

Tính đến ngày 25/2, đã có tám người thiệt mạng do sập cầu, 38 người bị thương. Những bệnh nhân chấn thương nhẹ được điều trị tại BV Đa khoa huyện, một người đã xuất viện. 28 người bị chấn thương nặng như giập lá lách, vỡ xương đùi, tràn dịch phổi, chấn thương sọ não… đã được chuyển xuống BV Đa khoa tỉnh Lai Châu để cấp cứu.

Trưa 25/2, hai máy bay trực thăng do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia điều động, chở 25 bác sĩ của BV Bạch Mai và BV Việt Đức, đã có mặt tại BV Đa khoa tỉnh để cứu chữa các bệnh nhân. Đoàn công tác mang theo các thiết bị chuyên dụng như máy siêu âm, huyết tương, máy chụp X-quang và các loại thuốc đặc trị. Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), BV Đa khoa tỉnh đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu 11 bệnh nhân ngay trong ngày sập cầu (24/2). Số còn lại được phẫu thuật hết trong ngày 25/2.

Thi thể của tám nạn nhân thiệt mạng đã được đưa về gia đình để an táng.

Sap cau treo tai ban Chu Va 6: Khong chi do qua tai

Bộ trưởng Đinh La Thăng thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ sập cầu treo đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu - Ảnh: TTXVN

Chỉ là hy hữu?

Sáng 25/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cùng đoàn công tác của Bộ đã trực tiếp đến hiện trường. Trước đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu, sáng 24/2, trên đường đưa tang Phó chủ tịch HĐND xã Sơn Bình, khoảng 50 người cùng đi qua cầu trong khi cầu chỉ có trọng tải 1,5 tấn. Ốc neo cáp cầu bị vỡ khiến tăng đơ cầu đứt, tuột một dây cáp chủ. Mặt cầu bị lật nghiêng khiến cả đoàn người rơi xuống suối cạn từ độ cao khoảng 15m.

Được biết, cầu treo tại bản Chu Va 6 do UBND huyện Tam Đường làm chủ đầu tư, đưa vào hoạt động từ tháng 12/2012. Tổng chi phí đầu tư cầu là 1,247 tỷ đồng. Tính tới thời điểm xảy ra tai nạn, cây cầu này mới có tuổi thọ… hơn một năm. Từ sự cố này, UBND huyện Tam Đường đã tiến hành rà soát lại chất lượng của tất cả 31 cây cầu treo đang hoạt động trên địa bàn. Tuy vậy, ông Hoàng Thọ Trung - Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho rằng, không đáng lo về vấn đề an toàn của những cây cầu treo này, bởi “đây (cầu ở Chu Va 6 - PV) chỉ là trường hợp hy hữu”, do vượt quá trọng tải gây ra.

Trao đổi với PV Báo Phụ Nữ, ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho rằng, đám đông cùng qua cầu đồng loạt sẽ tạo ra dao động cộng hưởng khiến không có bất cứ cầu treo dân sinh nào có thể chịu được trọng lực. Tuy nhiên, từ hiện trường, các chuyên gia của Bộ GTVT phát hiện, kết cấu neo của cầu không đồng bộ với cáp. Ốc neo bị đứt là điểm chịu trọng tải yếu nhất của cây cầu. Ngoài ra, do tăng đơ không có bộ phận bảo vệ nên dễ bị gỉ sét, ảnh hưởng đến chất lượng cây cầu.

Rà soát lại hệ thống cầu treo trên cả nước

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định thành lập tổ điều tra độc lập gồm đại diện các đơn vị chức năng của Bộ, đồng thời đề nghị tỉnh Lai Châu yêu cầu công an tỉnh vào cuộc. Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị tỉnh kiểm tra hệ thống cầu treo trên địa bàn, đặc biệt là cầu treo tại bản Chu Va 8 - nơi có cùng đơn vị thiết kế và thi công với cầu treo vừa xảy ra tai nạn.

Tại cuộc họp của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia ngày 25/2, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải tìm ra nguyên nhân và rà soát lại tất cả cầu yếu, cầu treo. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định, ngay sau cuộc họp, Bộ sẽ thành lập đoàn kiểm tra để rà soát lại toàn bộ hệ thống cầu treo cả nước.

Sap cau treo tai ban Chu Va 6: Khong chi do qua tai

Từ thực tế vụ sập cầu ở bản Chu Va 6, vấn đề biển báo cũng cần lưu tâm. Ông Hoàng Thọ Trung thừa nhận, biển báo tại cầu bị sập chỉ ghi trọng tải cho phép mà không có hướng dẫn trực quan để đồng bào dân tộc hiểu được một cách dễ dàng. Cụ thể như, với trọng tải 1,5 tấn, thì quy đổi ra bao nhiêu người, bao nhiêu bò, trâu…

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng đề nghị phải thay đổi tư duy về biển báo: “Phải hướng dẫn để người dân nhìn vào biết được ngay cầu chịu tải được bao nhiêu, đi được bao nhiêu người cùng một lúc chứ không chỉ là cắm biển báo có số 1,5T trong vòng tròn khoanh đỏ như biển báo theo tiêu chuẩn”.

 H. ANH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI