PNO - Trong những ngày đại dịch corona, tôi biết nhiều trường vẫn huy động giáo viên tới trường. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt sát sao tình hình sức khoẻ học sinh để báo cáo, và theo quy định thì giáo viên có nghỉ thì rồi cũng phải dạy bù.
Chia sẻ bài viết: |
Lâm Trúc Tường 12-02-2020 06:57:35
Mình ở cách xa vùng dịch nhưng vẫn lo do có người giao tiếp với người khác vùng dịch.
Nên nghe có thể tuần sau đi học lại mình vẫn cho bé nghĩ, để đảm bảo an toàn nhiều nhất cho con.
Nguyễn Thảo 10-02-2020 13:08:42
Mọi người không biết rằng ngoài nghỉ hè và lễ tết ra thì bất cứ ngày nào trong năm mà hs nghỉ học thì gv vẫn phải đến trường làm việc theo giờ hành chính, đến khi hs đi học trở lại thì lại phải dạy bù cho đủ chương trình. Vậy là cứ khi nào hs nghỉ theo kiểu như dịch bệnh hay rét là gv làm việc gấp đôi thời gian đấy có mấy ai biết?
Ngô Hồng Dương 10-02-2020 09:08:07
Mới hơn một tuần thôi mà các bậc phụ huynh đã thấy vất vả rồi; thế mà các thầy cô giáo phải vật lộn mấy chục năm với công việc đó thì họ làm thế nào nhỉ?
Ốc Hương 10-02-2020 07:12:04
Lạ nhỉ? Có dịch bệnh nên cho nghỉ là đúng rồi. Còn con của mình sanh ra mà còn nói được câu ấy thì thật bó tay.
Thảo Nguyễn 09-02-2020 21:09:31
Học hành là việc cả đời chứ đâu phải nghỉ học 2 tuần để tránh bệnh dịch tiềm ẩn bùng phát mà phụ huynh lại xoắn xuýt cả lên nhỉ? Đừng vì cái trước mắt cá nhân mà không nghĩ tới hậu quả khó lường của bệnh dịch chết người. Vũ Hán cũng vì coi thường bệnh dịch để đến khi bùng phát thì không kịp trở tay đó phụ huynh ạ.
Minh Dung 09-02-2020 17:13:35
Có phải phụ huynh nào cũng được học hành tử tế đâu.
Vũ Thanh 09-02-2020 14:42:37
Cứ nghĩ đơn giản thế này: giả sử 1 đứa trẻ bị bệnh. Thời gian ủ bệnh cứ cho là 10 ngày. Trong 10 ngày đó nó ko hay biết, lây cho 40 hs trong lớp và 10 giáo viên. Sau đó 50 người đó lây cho gia đình họ. Rồi mỗi người đó lại lây cho nơi họ làm việc, lớp học khác. Sau 10-15 ngày, khi phát hiện cách ly, liệu có cong kịp không?
Hà thị nhung 09-02-2020 13:49:35
Dịch bệnh thế này phụ huynh ko nên gay gắt làm gì, tính mạng cho con mình là trên hết chứ, theo mình công việc trên bộ là chính xác.
Chau xuan 09-02-2020 13:29:15
Những ngày lễ gv được nghỉ sau đó phải dạy bù. Sao phụ huynh không phân bì hè?
Hoàng Anh Đặng 09-02-2020 12:44:11
Tôi cũng là thầy giáo, tôi hiểu những điều bạn tâm sự. Thiên hạ có nhiều cách suy nghĩ khác nhau nhưng chắc chắn là những người hiểu chuyện bao giờ cũng chiếm số đông số còn lại sẽ là thiểu số thôi mà. Đời không có cá gì đồng nhất cả, có trắng ắt có đen, có đúng ắt có sai... Ta cố hiểu điều này để được sống thanh thản cho khỏe bạn nhé!
Nguyễn Hoàng 09-02-2020 11:12:09
Tôi nói thật, không cho con tôi nghỉ thì tôi cũng tự cho nghỉ. Mấy ông bà nghỉ sao lại sợ trông con, sinh con ra rùi đẩy hết trách nhiệm cho ngành giáo dục à. Hãy tự coi lại mình làm cha mẹ thế xứng chưa? Việc học là cả đời, hãy bảo vệ con bạn mạnh khỏe thì mới đi học tốt đc...
Đinh Len 09-02-2020 11:09:42
Cảm ơn tác giả bài viết đã thấu hiểu cho nghề của chúng tôi. Những ngày đại dịch này học sinh được nghỉ nhưng GV chúng tôi vẫn ngày 2 buổi đến trường: Dọn vệ sinh môi trường; rửa đồ dùng đồ chơi; trồng bổ xung cây xanh; cải tạo môi trường và cả nạo vét bùn khơi thông mương máng trước cổng trường... vv và vv. Rồi những ngày bình thường không có dịch thì chúng tôi được nghỉ nửa ngày thứ bảy và ngày chủ nhật. Nhưng gặp phải đại dịch này chúng tôi còn phải phân công nhau trực cả ngày thứ bảy và chủ nhật. Có ai thấu hiểu cho những việc làm thầm lặng của chúng tôi. Nhiều lúc chúng tôi cũng buồn tủi thân cho nghề của mình nhưng cố gắng động viên nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ... Vì nghề đã chọn mình rồi.
Lanpham 09-02-2020 10:14:54
Không có ngườj trông con đâu thể đổi lỗi cho giáo viên được. Giáo viên chứ không phải là osin đâu nhé. Không tôn trọng giáo viên thì những lúc cần phải nghỉ như này phụ huynh mới biết được tầm quan trọng cuả giáo viên. Giáo viên còn dành nhiều thời gian sát cánh, chăm sóc con các vị nhiều hơn các vị đấy. Việc không thông cảm, không hiểu rõ tình hình, tỏ ra coi thường giáo viên càng nên giữ con các vị mà tự trông, tự chăm sóc dạy dỗ mới đúng
Hậu Lê 09-02-2020 09:58:09
Cứ xem như nghỉ hè đi, chứ nghỉ hè thì kiện ai, bực dọc gì. Bệnh chết người chứ đùa đâu mà. Con cái là vàng. đi học nhiễm bệnh rồi thì mấy đồng tiền gửi con để đi làm kia đủ mua lại con mình không?
Nguyễn Thơm 09-02-2020 09:35:01
Không thể dùng từ nào để nói về sự thiếu ý thức quan tâm tới sức khỏe con em mình khi đại dịch đang bùng phát của các bậc phụ huynh. Khi đại dịch tới người khổ không ai khác là con em các vị. Bản thân các vị phải lo lắng có khi các vị phải nghỉ vài tuần có khi hàng vài tháng chăm nom cho con i. Bản thân chúng tôi cũng không bao giờ mong muốn học sinh của mình nghỉ học cả, nhưng vì sức khỏe của các e và của cộng đồng mà sự nhìn nhận này không chỉ về 1 phía cơ quan nào mà là rất nhiều phía sau khi cân nhắc tới sức khỏe của con eem. Bản thân tôi là gíao viên mầm non công tác ở ngoại thành Hà Nội vào ngành chục năm lương được có hơn 4tr trong khi suốt ngày phải lo giáo án dạy các con, chăm sóc dạy dỗ từ bữa ăn giấc ngủ... Chưa kể từng lời nói cử chỉ có khi vô tình 1 cái các vị soi nói thế nọ thế kia, rồi chẳng may con các vị bị bạn cấu sứt 1 chút xíu các vị không cần biết con các vị đúng sai thế nào đã mắng các cô. Áp lực đủ đường từ cấp trên tới phụ huynh. Những lúc như vậy thử hỏi xem các vị có ai hiểu thông cảm động viên các cô được câu nào không. Con các vị được nghỉ ngày cuối tuần mà hôm sau tới lớp các vị đã kêu là không trông được vậy khi đó các vị có thấy thương chúng tôi chút nào không khi ở lớp hơn 50 cháu? Các vị chỉ biếtt kêu gào trách móc gíao viên trong khi các vị không nghĩ xem bản thân mình như vậy đúng hay sai.
Người ta nói, đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời.
Thời tiết và tình hình kinh tế có vẻ không thuận lợi đối với mùa hoa mai năm nay. Nhưng đến hẹn lại lên, các chủ vườn vẫn phải lặt lá mai.
Cách khích bác và đe dọa không chia thừa kế của anh chị chỉ khiến cậu Út thêm tự ti và mặc cảm. Tình chị em cũng nhợt nhạt dần.
Nên nhớ rằng bất kể lời nói, hành vi nào có tính chất tính dục mà không được người nhận tiếp nhận đều bị coi là quấy rối tình dục.
Mới mùng Một tháng Chạp, tôi đã phải lòng mấy chậu cúc mâm xôi của anh bán cây kiểng gần nhà mà mua chúng về.
Từ vụ tranh chấp di sản của NS Vũ Linh, dư luận bày tỏ sự quan tâm đến quyền và nghĩa vụ của người đuợc nhận làm con nuôi.
Tôi đang tối mặt vì bận thì chuông điện thoại reo, giọng má nhẹ nhàng và da diết: "Mấy ngày nữa lặt lá mai, con với sắp nhỏ có về không?".
Tôi cũng bệnh tùm lum, nhưng không dám đi trị bệnh, chỉ lãnh thuốc uống. Tôi sợ lỡ trị bệnh hết tiền, con xin không có, nó lại hắt hủi mình”.
Tôi đã quyết định tự tay thiết kế và thực hiện chiếc cổng hoa cưới để “rước nàng về dinh”.
Nhiều cha mẹ thương con theo cái cách mà “ba mẹ người ta thương con người ta”.
Trong không gian ấm cúng ấy, mọi quy tắc, khuôn phép thường ngày đều được phá bỏ, chỉ còn niềm vui, tiếng cười và chia sẻ thầm kín.
Mẹ rất rạch ròi: “Chuyện học là chuyện của con. Mẹ đi làm kiếm tiền cho con ăn học đã mệt lắm rồi”.
Tôi không nghĩ gen Z chúng tôi lười biếng hay thiếu động lực. Nếu có mục tiêu đủ sức hút, chúng tôi sẽ cháy hết mình.
Trước thông tin cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để tổ chức đám cưới, đám tang… nhiều bạn đọc, chuyên gia đã có ý kiến.
Từ ngày dấn thân vào hành trình “đầu tư” cho sức khoẻ, tôi đã sống với phiên bản hoàn toàn mới.
Gần 60 năm cuộc đời, ông Dương Bửu vẫn mang tiếng sống dựa dẫm vào mẹ, dù ông không hề muốn.
Những chiều cuối năm, căn bếp của nội toả khói suốt ngày. Nội sên mứt bí mứt dừa, hầm khổ qua, kho thịt. Lẫn trong mùi khói thân quen là mùi tết.
Yêu và ghen là 2 “phạm trù” luôn đi kèm nhau. Khi đã là vợ chồng, người ta có xu hướng ghen nhiều hơn vì tâm lý sở hữu.