Săn mây trên đỉnh Trường Sơn

26/12/2017 - 08:25

PNO - Khi mùa mưa đến, bà con sinh sống dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) bắt đầu hành trình vượt núi sang nước bạn Lào săn mây rừng mưu sinh. Nghề tuy vất vả, nhưng đổi lại có thu nhập cao.

San may tren dinh Truong Son
Có dịp ghé qua cung đường Hồ Chí Minh đoạn khu vực biên giới Việt – Lào ở cửa khẩu A Đớt huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) vào những ngày này, bạn có thế thấy từng đoàn người nối xe máy chở nhau vượt cửa khẩu sang khu vực nước bạn Lào săn mây rừng. Đến xế chiều, đoàn người lại trở ra lại cửa khẩu để bán mây cho thương lái.
San may tren dinh Truong Son
Trung bình một ngày bà con đồng bào Pa Cô vượt đại ngàn Trường Sơn sang nước bạn Lào săn mây, mỗi người thu được khoảng 40 đến 50 kg mây rừng. Giá mây hiện tại từ 18.000 đến 25.000 đồng/kg tùy chất lượng.
San may tren dinh Truong Son
Trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ khu vực biên giới xã A Đớt đến hầm A Roàng thuộc huyện miền núi A Lưới, có rất nhiều điểm thương lái chọn làm điểm tập kết để thu mua lâm sản phụ. Riêng khu vực cửa khẩu A Đớt có nhiều điểm thu mua mây từ nước bạn Lào.
San may tren dinh Truong Son
Theo những người có kinh nghiệm săn mây lâu năm ở A Đớt, mùa đông là thời điểm cây mây rừng ở khu vực biên giới Việt Lào bắt đầu lớn. Bà con đi săn mây thủ công, sau đó đưa về phố bán mây tươi cho những cơ sơ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
San may tren dinh Truong Son
Trong hiều lâm sản phụ được bà con khai thác, mây tươi là mặt hàng đang bán chạy, được tính theo đơn vị kg. Người nào đi săn mây giỏi, thu nhập mỗi ngày hơn một triệu đồng.
San may tren dinh Truong Son
Thương lái gom hàng đưa mây tươi lên thuyền ở khu vực lòng hồ thủy điện để xuôi về phố.
San may tren dinh Truong Son
Mây tươi từ núi rừng Trường Sơn khi về đến hồ thủy điện được thương lái phân loại, đưa đi bỏ sỉ cho các cơ sở trang trí nội thất trong và ngoài nước.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI