Sân khấu kịch 2013: Kéo lùi thị hiếu

24/12/2013 - 01:36

PNO - PN - Điểm lại mùa kịch năm 2013, những ai quan tâm sẽ giật mình nếu nhận ra xấp xỉ 60% trong số hơn 20 vở diễn ra mắt trong năm có đề tài ma, kinh dị hoặc chỉ để cười chút chơi. 40% còn lại, dù có những vở cũng được đánh giá...

edf40wrjww2tblPage:Content

Từ nhiều năm nay, các tác giả (TG), đạo diễn (ĐD) vẫn bị xem là người... có tội lớn nhất đối với thực trạng sân khấu (SK) kịch ngày càng “tuột dốc” về chất lượng. Nhiều ý kiến lên án các TG, ĐD chạy theo thị hiếu khán giả, cho ra đời những sản phẩm SK “thường thường bậc… thấp”, thậm chí nhảm nhí, vô bổ… Việc “kết án” này đúng nhưng chưa đủ, có vẻ hơi oan khi trăm dâu đổ đầu... TG, ĐD và những người làm SK xã hội hóa. Phạm Tân - thành viên của bộ đôi tác giả vừa được Hội Nghệ sĩ SK Việt Nam trao giải thưởng TG xuất sắc năm 2012 không giấu được nỗi buồn: “Đã qua rồi cái thời TG mê đắm sáng tác theo cách nhìn và sự thăng hoa cảm xúc của mình. Đặt bút viết bất kỳ một kịch bản nào, người viết cũng phải tỉnh táo đo thị hiếu của khán giả, tính khả thi trong dàn dựng… Thiếu những yếu tố đó, kịch bản chỉ để lưu kho!”. Nỗi niềm này không chỉ được nhiều TG khác chia sẻ mà còn nhận được sự đồng cảm từ các ĐD. Một ĐD trẻ, tên tuổi khá “hot” hiện nay chia sẻ: “Nhất cử nhất động của ĐD đều bị chi phối bởi nhà đầu tư, đi chệch hướng là ĐD có thể phải “ngồi chơi, xơi nước” dài dài!”.

San khau kich 2013: Keo lui thi hieu
Chuyện bây giờ mới kể (SK Hoàng Thái Thanh) - một trong số ít những vở diễn
để lại cho người xem nhiều suy ngẫm - Ảnh: Đ.V.

Thực tế, không phải các nhà đầu tư không muốn làm những vở diễn nghiêm túc, nhưng điều không thể phủ nhận là đa phần các vở diễn như thế đều thất bại về doanh thu. Suy cho cùng, bầu SK hoặc nhà đầu tư không hề có lỗi trong việc chạy theo thị hiếu của khán giả. Bỏ tiền túi làm SK, chẳng mấy người dám vỗ ngực “Tôi làm SK chỉ vì đam mê, vì muốn cống hiến cho nghệ thuật!”. Cho dù có đam mê thật, có muốn cống hiến thật thì các bầu SK vẫn không thể thoát khỏi bài toán: phải có tiền đầu tư, phải nuôi được nhân viên, diễn viên và phải thu hồi được vốn để tái đầu tư. Để làm được những điều đó, SK phải có khán giả, đồng nghĩa với việc các vở diễn phải đáp ứng được thị hiếu của người xem! Một cái vòng luẩn quẩn.

Câu hỏi được không ít người bức xúc đặt ra là vai trò của các đơn vị nghệ thuật nhà nước, nơi hàng năm vẫn nhận được kinh phí bạc tỷ từ ngân sách đang ở đâu? Tại sao các đơn vị đó cứ như người ngoài cuộc trước sự tuột dốc của SK? Ở TP.HCM, hai nơi được khán giả và giới làm nghề kỳ vọng nhiều nhất là Nhà hát Kịch TP.HCM và Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh (ĐH SK-ĐA) TP.HCM thì lại càng có vẻ như chẳng dính dáng gì đến “thời cuộc”.

Nhà hát Kịch TP.HCM, đơn vị công lập duy nhất ở lĩnh vực kịch nói được cấp ngân sách hàng tỷ đồng mỗi năm, cộng thêm mặt bằng Nhà hát nằm ở vị trí đắc địa gần như... đóng cửa quanh năm.

Ngày khánh thành cơ sở mới của Trường Cao đẳng SK-ĐA TP.HCM (nay là Trường ĐH SK-ĐA TP.HCM), không ít người vui mừng, hy vọng khi thấy ngôi trường mới có một SK hiện đại để sinh viên (SV) tốt nghiệp giới thiệu tác phẩm của mình. Niềm vui qua mau, SK được trường “năng động” cho tư nhân thuê để kiếm thêm nguồn thu. Những vở diễn được đánh giá tốt về nghệ thuật của SV vì không có SK nên cũng chẳng có cơ hội để tiếp cận khán giả. Ngay đến lò đào tạo diễn viên, ĐD, nơi cần nỗ lực để tiếp thị cũng thờ ơ với chính các “sản phẩm” của mình thì còn trách ai!

 Hồ Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI