Sai phạm lớn tại Trường THCS Lam Sơn: Hạ bậc lương là xong?

22/10/2014 - 14:33

PNO - PN - “Hạ bậc lương” là mức kỷ luật mà Phòng Giáo dục Q.6 đề xuất đối với bà Kha Lệ Thanh - nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Lam Sơn. Chưa biết đề xuất này có được UBND Q.6 chấp thuận không, nhưng nó đang...

edf40wrjww2tblPage:Content

Liên quan đến những tiêu cực đã bị thanh tra tại trường THCS Lam Sơn, theo chỉ đạo của thường trực UBND Q.6, chiều 17/10, Phòng Giáo dục-đào tạo (GD-ĐT) Q.6 đã triệu tập cuộc họp kiểm điểm bà Kha Lệ Thanh.

Trong phần kiểm điểm quá trình 12 năm làm hiệu trưởng Trường THCS Lam Sơn, bà Thanh đã nêu lên nhiều thành tích mà bản thân và nhà trường đã đạt được như bằng khen của Thủ tướng, Huân chương Lao động hạng III...

Sai pham lon tai Truong THCS Lam Son: Ha bac luong la xong?

Về những khuyết điểm, bà Thanh tự nhận mình chưa thực hiện công khai minh bạch trong thu chi tài chính, không dân chủ trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB), chưa thể hiện sự công bằng trong toàn đơn vị; thiếu kiểm tra trong quản lý tài chính, dẫn đến việc thủ quỹ của trường đã chiếm dụng một nguồn quỹ lên đến gần một tỷ đồng trong thời gian dài. Khi phát hiện, bà lại bao che mà không xử lý theo quy định của pháp luật; đã chỉ đạo kế toán để nguồn quỹ Anh văn bản ngữ ngoài sổ sách… Những sai sót này làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của ngành GD, vì thế bà đã chủ động từ nhiệm, nghiêm túc nhận khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ luật là “hạ bậc lương”.

Ông Lưu Hồng Uyên - Trưởng phòng GD-ĐT Q.6 thống nhất với nội dung kiểm điểm của bà Thanh. Tuy nhiên, theo ông Uyên, đã sai phạm thì yêu cầu cách chức. Trong quá trình thanh tra, bà Thanh đã nhận ra sai sót và làm đơn xin thôi giữ chức, được Thường trực UBND quận đồng ý. Vì đã thôi giữ chức nên không còn chức để... cách. Giáng chức từ hiệu trưởng xuống hiệu phó cũng không thể. Khiển trách và cảnh cáo thì quá nhẹ. Vì vậy, ông Uyên gợi ý hình thức kỷ luật “hạ bậc lương” như bà Thanh tự nhận, vì “lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi; vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…”

Ông Đào Công Định - người vừa được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Lam Sơn đề nghị: Thanh tra Q.6 cần làm rõ tất cả những nội dung mà tập thể GV-CNV Trường THCS Lam Sơn đã tố cáo trong thời gian từ năm 2002 đến 2014, như: việc thu tiền lab 10.000đ/HS/tháng sai quy định (nếu tính từ năm 2006 đến nay, số tiền lên đến 1,6 tỷ), tiền xây dựng công trình trái phép, phân công giáo viên (GV) không đạt chuẩn, không thực hiện quy chế dân chủ suốt 12 năm, không thực hiện xây dựng và công khai QCCTNB… “Hàng trăm con người bị lừa dối, bị qua mặt biết bao năm qua. Những vi phạm pháp luật đó là rất nghiêm trọng” - ông Định bức xúc.

Trong bản kiểm điểm, bà Kha Lệ Thanh cho rằng do mình “quá tin vào cấp dưới”, trong khi trước đó một ngày, trong buổi làm việc của Hội đồng Sư phạm nhà trường, cô Nguyễn Thị Ngọc Thảo (kế toán) lại cho rằng mình “đã làm theo nguyên tắc thủ trưởng chỉ đạo”. “Vậy, trách nhiệm chính thuộc về ai? Dư luận từ GV và đặc biệt là phụ huynh rất phẫn nộ” - ông Định đặt vấn đề.

Ông Định từ chối bỏ phiếu chọn hình thức kỷ luật đối với bà Thanh. Kiểm phiếu ngay trong cuộc họp cho kết quả: có một phiếu đề nghị cách chức và bảy phiếu đề nghị hạ bậc lương đối với bà Kha Lệ Thanh.

 Minh Nhật

Ông Võ Văn Hoan - Chủ tịch UBND Q.6:

Ngưng trao Huân chương Lao động hạng II vì sai phạm

Cô Thanh mới bị tạm đình chỉ công tác chứ chưa bị cách chức. “Tạm đình chỉ công tác” là tạm thời không còn làm việc đó nữa, để cho người khác làm - đó không phải là một hình thức kỷ luật. Còn “cách chức” là một hình thức kỷ luật và đưa vào lý lịch.

Về việc xử lý cô Thanh, phải chờ hội đồng kỷ luật của quận họp thì mới có thể biết hình thức kỷ luật ở mức nào. Nhưng tinh thần chung là việc xem xét kỷ luật không phải chỉ căn cứ vào những gì Phòng GD-ĐT đề xuất, mà phải nghiêm túc ở các khía cạnh như mức độ sai phạm, biện pháp khắc phục sao cho có tình có lý, có trước có sau. Đặc biệt, cô Thanh là người Hoa có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục của quận. Tất nhiên, dư luận của các thầy cô giáo cũng là khía cạnh phải xem xét.

Vừa rồi lẽ ra cô Thanh được trao Huân chương Lao động hạng II, nhưng vì sai phạm nên việc trao huân chương phải ngưng lại.

Ông Đào Công Định - Chủ tịch Công đoàn trường THCS Lam Sơn:

Phải hoàn trả lại tiền cho học sinh

Tôi nghĩ, phải làm rõ tất cả những vấn đề mà đơn tố cáo đã đề cập để xác định rõ khoản nào thuộc về ngân sách trường thì trả về cho ngân sách trường, khoản nào thuộc về phụ huynh thì trả cho phụ huynh, khoản nào thuộc về phúc lợi tập thể thì trả về cho phúc lợi tập thể… Ngoài ra, thành phần bỏ phiếu lựa chọn hình thức kỷ luật đối với cô Thanh có ba thành viên của Ban giám hiệu nhà trường, trong đó có một hiệu phó thuộc “nhóm lợi ích” của cô Thanh, hai người còn lại từ nơi khác về, họ đâu nắm được vấn đề mà góp ý hay bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật cho cô Kha Lệ Thanh được.

Luật sư Đặng Thành Trí (Đoàn Luật sư TP.HCM):

Hành vi có dấu hiệu của tội tham ô tài sản

Nếu đúng như báo chí phản ánh thì những vi phạm của bà Kha Lệ Thanh phải được xem là “đặc biệt nghiêm trọng”. Với những sai phạm đó, theo khoản 5 điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ, công chức phải bị xử lý kỷ luật “buộc thôi việc” chứ không phải là “hạ bậc lương”.

Ở khía cạnh hình sự, nếu đúng như báo chí phản ánh, bà Kha Lệ Thanh đã chỉ đạo để ngoài sổ sách khoản tiền Anh văn bản ngữ hơn 1,4 tỷ đồng để chia cho “nhóm lợi ích” trong đó có mình, thì hành vi này có dấu hiệu của tội tham ô tài sản được quy định tại điều 278 Bộ luật Hình sự.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI