Sai lầm của cha mẹ làm lãng phí tiềm năng của trẻ

27/06/2016 - 11:33

PNO - Ngày 25 và 26/6, Trường Quốc tế Học viện Anh Quốc (UKA - Vũng Tàu) tổ chức chuỗi hội thảo “Trái tim cha mẹ - Tương lai con trẻ” ..

Ngày 25 và 26/6, Trường Quốc tế Học viện Anh Quốc (UKA - Vũng Tàu) tổ chức chuỗi hội thảo “Trái tim cha mẹ - Tương lai con trẻ” nhằm giúp cha mẹ có phương pháp kích hoạt tiềm năng của trẻ; kỹ năng sống - Vững tin bước vào đời.

Tại đây, PGS-TS Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm, nhấn mạnh: “Việc dạy con trẻ ngày nay phải đạt 5 yếu tố: tư duy vượt trội, cảm xúc ổn định, ngôn ngữ độc đáo, hòa nhập xã hội và ý chí mạnh mẽ. Muốn vậy, cha mẹ cần biết giáo dục con đúng cách, biết phát hiện và nuôi dưỡng trí thông minh theo đặc thù của từng trẻ”.

Sai lam cua cha me lam lang phi tiem nang cua tre
PGS-TS Nguyễn Minh Đức áp dụng thực tế cho phụ huynh hiểu vấn đề

Theo PGS Đức, chính những sai lầm của phụ huynh đã làm lãng phí tiềm năng của trẻ. Chỉ có giáo dục sớm bằng phương pháp khoa học mới giúp trẻ thông minh đúng với tiềm năng. Chính cha mẹ là người dẫn dắt con những bước đi đúng đắn, cụ thể là chọn trường học phù hợp để trao con môi trường phát triển.

Sai lam cua cha me lam lang phi tiem nang cua tre
Phụ huynh đặt vấn đề cho diễn giả

Theo chuyên gia tâm lý -ThS Tô Nhi A, giảng viên Trường CĐ Mẫu giáo TW3, kỹ năng sống trong nhà trường thực sự quan trọng nhưng việc hình thành đặc điểm cá nhân ở mỗi trẻ tùy thuộc vào cách “đồng hành” của mỗi gia đình. Dựa trên những đặc trưng tâm lý, tình cảm ở mỗi lứa tuổi, cha mẹ biết được đặc điểm triển vọng nghề nghiệp của con và có cách hướng dẫn phù hợp. Chính những kỹ năng sống được tích lũy sớm giúp trẻ vững tin bước vào đời.

Sai lam cua cha me lam lang phi tiem nang cua tre
Trẻ đang hoạt động tại sân cát của Trường

Ông Christian Routine, Hiệu trưởng UKA chia sẻ: “Học sinh tại UKA có khả năng hội nhập vào môi trường quốc tế vì tiếp cận phương pháp giáo dục khoa học xuyên suốt từ mầm non đến THPT. Học sinh học tích hợp chương trình của Bộ GD-ĐT, chương trình Quốc tế Cambrigde và chương trình kỹ năng - giá trị sống. Ở bậc mầm non, phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Anh và định hình nền tảng giá trị sống. Ở tiểu học, học sinh hình thành thói quen chủ động nhờ rèn luyện kỹ năng sống cùng với phát triển tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. Lên THCS và THPT, tiếng Anh phải từ IELTS 5.0 trở lên, có kỹ năng sống, biết định hướng tương lai…

Mỹ Hằng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI