Sắc lệnh nhập cư “đuối lý” tại tòa phúc thẩm

08/02/2017 - 18:05

PNO - Phán quyết của Toà phúc thẩm khu vực 9 ở San Francisco (Mỹ) về sắc lệnh nhập cư gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump sẽ được đưa ra cuối tuần này, tuy nhiên lúc này luật sư hai bên đã phải toát mồ hôi.

Sắc lệnh đã ngăn chặn việc nhập cảnh vào Hoa Kỳ tất cả những người tị nạn và du khách từ bảy quốc gia chủ yếu là người Hồi giáo - Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia, Yemen và Iraq - cho đến khi nó bị đình chỉ trên toàn quốc tuần vừa rồi, sau phán quyết lịch sử của thẩm phán liên bang James Robart.

Sac lenh nhap cu “duoi ly” tai toa phuc tham
Sắc lệnh nhập cư của Tổng thống Trump đứng trước một trận chiến pháp lý phức tạp - Ảnh: Telegraph

Ba thẩm phán liên bang thuộc hội đồng xét xử Toà phúc thẩm khu vực 9 – bà Michelle Friedland cùng hai ông William Canby và Richard Clifton - đã đưa ra các câu hỏi về giới hạn quyền hạn của Tổng thống và bằng chứng ông Trump liên kết bảy quốc gia nói trên với khủng bố. Sắc lệnh của ông Trump cũng bị đặt câu hỏi liệu các biện pháp đưa ra có được coi là chống Hồi giáo hay không, khi nó thường được gọi đơn giản là sắc lệnh cấm Hồi giáo.

Sac lenh nhap cu “duoi ly” tai toa phuc tham
Ba thẩm phán tham gia hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm khu vực 9 - Ảnh: Bloomberg

Ai cũng biết phán quyết lịch sử của Tòa phúc thẩm Liên bang khu vực 9 dự kiến đến cuối tuần này mới có được, song dù quyết định thế nào, vụ kiện có thể sẽ kết thúc tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Hai bên đã tranh luận những gì tại Tòa phúc thẩm khu vực 9?

Ngày 7/2, hai bên có một giờ tranh luận tại tòa. Bộ Tư pháp trình bày trường hợp và kêu gọi các thẩm phán phục hồi lại sắc lệnh cấm. Luật sư August Flentje cho biết Quốc hội cho phép tổng thống kiểm soát những người có thể nhập cảnh vào Mỹ. Khi được hỏi bằng chứng của việc công dân 7 quốc gia là nguy cơ khi nhập cảnh vào Mỹ, vị luật sư này chỉ nêu ra được một số người Somalia ở Mỹ “kết nối” với nhóm khủng bố al-Shabab.

Sac lenh nhap cu “duoi ly” tai toa phuc tham
Cũng vì sắc lệnh “cấm Hồi giáo”, một cựu chiến binh Iraq đã trao cho một người lạ Huân chương Trái tim Đỏ của mình - Ảnh: Getty Images

Tiếp theo, một luật sư đại diện cho tiểu bang Washington nói với tòa án rằng đình chỉ sắc lệnh nhập cư không làm tổn hại đến chính phủ Mỹ. Trong khi đó luật sư Noah Purcell cho biết lệnh cấm ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân của tiểu bang Washington, khiến nhiều học sinh và sinh viên trễ học do không kịp đến tiểu bang này, còn nhiều trường hợp khác bị cản trở đi thăm gia đình ở nước ngoài.

Những phút cuối cùng của phiên tòa ngày 7/2 tập trung vào vấn đề đây có phải là sự đóng cửa với người Hồi giáo hay không. Nếu phải thì sắc lệnh này có thể bị coi là vi hiến. Thẩm phán Richard Clifton hỏi cả hai bên về vấn đề này, ông chỉ ra nó ảnh hưởng đến 15% người Hồi giáo trên thế giới.

Sac lenh nhap cu “duoi ly” tai toa phuc tham
Lancaster, tiểu bang Pennsylvania: Thủ đô của người tị nạn tại Mỹ - Ảnh: BBC

Sắc lệnh cấm đi lại có hiệu lực vào ngày 27/1 và gây ra một số rối loạn tại Mỹ và các sân bay nước ngoài, vì mọi người không được lên máy bay hoặc bị ngăn cản nhập cảnh Hoa Kỳ và bị gửi trả về nhà. Sau khi nó bị lên án mạnh mẽ, sắc lệnh gây tranh cãi đã bị thẩm phán James Robart phán quyết đình chỉ ngày 3/2. Kết quả là, những người từ bảy quốc gia có thị thực hợp lệ lại có thể nhập cảnh Hoa Kỳ như trước.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy công luận Mỹ đang bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề này.

QUẾ LÂM (Theo Telegraph, Bloomberg, BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI