Ruốc rươi - "đặc sản mùa đông" của người dân ven sông Lam

02/01/2024 - 18:41

PNO - Mang hương vị đậm đà, cay nồng, món ruốc rươi dân dã của người dân vùng ven sông Lam trước kia giờ đã trở thành đặc sản, được nhiều người săn đón khi trời vào Đông.

 

Clip: Quy trình làm món ruốc rươi truyền thống của người dân xã Châu Nhân
Rươi là một loại nhuyễn thể, còn được gọi là “rồng đất”, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ. Loài này sống dưới lớp bùn lầy gần sông ở một số địa phương. Những ngày rằm, mùng 1 hoặc một số ngày bất kỳ trong khoảng tháng 10-11 Âm lịch, hàng triệu con rươi ùn ùn từ dưới đất lên trở thành món quà quý thiên nhiên ban tặng cho một số địa phương hạ nguồn sông Lam.
Rươi là một loại nhuyễn thể, còn được gọi là “rồng đất”, sống tiếp giáp giữa vùng nước ngọt và nước lợ. Loài này sống dưới lớp bùn lầy gần sông ở một số địa phương. Những ngày rằm, mùng 1 hoặc một số ngày bất kỳ trong khoảng tháng 10-11 âm lịch, hàng triệu con rươi ùn ùn từ dưới đất lên trở thành món quà quý thiên nhiên ban tặng cho một số địa phương hạ nguồn sông Lam.
Bà Lê Thị Thảo (81 tuổi, trú xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) cho biết, trước đây rươi nhiều vô kể. Người dân xã Châu Nhân vẫn thường bắt rươi về nấu ăn. Ăn không hết, lại không có tủ lạnh bảo quản nên nhiều người nghĩ ra cách làm mắm (ruốc) ăn dần. “Cơ bản hương vị vẫn như xưa, nhưng giờ thành mặt hàng để bán rồi, làm ruốc rươi cũng có nhiều gia vị hơn nên có chút đậm đà hơn” - bà Thảo nói.
Bà Lê Thị Thảo (81 tuổi, trú xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) cho biết, trước đây rươi nhiều vô kể. Người dân xã Châu Nhân vẫn thường bắt rươi về nấu ăn. Ăn không hết, lại không có tủ lạnh bảo quản nên nhiều người nghĩ ra cách làm mắm (ruốc) ăn dần. “Cơ bản hương vị vẫn như xưa, nhưng giờ thành mặt hàng để bán rồi, làm ruốc rươi cũng có nhiều gia vị hơn nên có chút đậm đà hơn” - bà Thảo nói.
Chị Võ Thị Ngọc Lan (44 tuổi, con gái bà Thảo) cho biết, nghề làm ruốc rươi của gia đình đã được truyền qua nhiều thế hệ. “Trước đây, chúng tôi thường chỉ làm để ăn trong gia đình. Khi bạn bè đến nhà chơi, nhiều người ăn một lần rồi nghiện luôn, mỗi năm đến mùa rươi lại đặt mua để ăn hoặc biếu bạn bè” - chị Lan nói và cho hay, từ khoảng 15 năm nay, gia đình chị thường làm ruốc rươi, cùng một số món đặc sản từ rươi để bán.
Chị Võ Thị Ngọc Lan (44 tuổi, con gái bà Thảo) cho biết, nghề làm ruốc rươi của gia đình đã được truyền qua nhiều thế hệ. “Trước đây, chúng tôi thường chỉ làm để ăn trong gia đình. Khi bạn bè đến nhà chơi, nhiều người ăn một lần rồi... nghiện luôn, mỗi năm đến mùa rươi lại đặt mua để ăn hoặc biếu bạn bè” - chị Lan nói và cho hay, từ khoảng 15 năm nay, gia đình chị thường làm ruốc rươi, cùng một số món đặc sản từ rươi để bán.
Rươi được chọn làm ruốc phải là rươi mới bắt từ ngoài ruộng về. Sau khi rửa sạch, để ráo nước, những con rươi vẫn còn ngọ nguậy được cho vào hũ sành để ủ trong vòng 1 tháng. Khoảng 10kg rươi sẽ cho ra được 10lít ruốc rươi.
Rươi được chọn làm ruốc phải là rươi mới bắt từ ngoài ruộng về. Sau khi rửa sạch, để ráo nước, những con rươi vẫn còn ngọ nguậy được cho vào hũ sành để ủ trong vòng 1 tháng. Khoảng 10kg rươi sẽ cho ra được 10 lít ruốc rươi.
Các loại gia vị được sử dụng để làm ruốc rươi tùy thuộc vào “công thức” của từng gia đình. Song phần lớn đều không thể thiếu vỏ quýt khô, muối rang, ớt cay bột, gạo nếp lứt rang, nghệ, hành tăm, gừng…
Các loại gia vị được sử dụng để làm ruốc rươi tùy thuộc vào “công thức” của từng gia đình. Song phần lớn đều không thể thiếu vỏ quýt khô giã nhỏ, muối rang, ớt cay bột, gạo nếp lứt rang, nghệ, hành tăm, gừng…
Rươi đã làm sạch được tán nhuyễn cùng với gần cả chục loại gia vị theo một tỉ lệ nhất định. “Phải đánh cho con rươi nó tan ra thành nước, ngấm đều gia vị thì lúc đó mới bắt đầu ủ được. Trong lúc chế biến, kị nhất là để nước lạnh rơi vào. Trong lúc ủ, người muối phải chọn đúng thời điểm nắng đẹp để mang ra phơi mới mong tạo được mùi thơm như ý” - chị Lan nói và cho hay, mỗi mùa rươi, gia đình chị sử dụng gần 400kg rươi để làm ruốc, chả rươi để bán song vẫn không đủ.
Rươi đã làm sạch được tán nhuyễn cùng với gần cả chục loại gia vị theo tỉ lệ nhất định. “Phải đánh cho con rươi nó tan ra thành nước, ngấm đều gia vị thì lúc đó mới bắt đầu ủ được. Trong lúc chế biến, kỵ nhất là để nước lạnh rơi vào. Trong lúc ủ, người muối phải chọn đúng thời điểm nắng đẹp để mang ra phơi mới mong tạo được mùi thơm như ý” - chị Lan nói. Mỗi mùa rươi, gia đình chị sử dụng gần 400kg rươi để làm ruốc, chả rươi để bán song vẫn không đủ. Phần lớn ruốc rươi làm ra đều được bán hết sau khi "ra lò", không có hàng tích trữ.
Khi rươi đã chín, ruốc rươi được chuyển từ hũ sành sang chai, nút chặt, bọc ni-lông để sử dụng. Ruốc rươi càng để lâu càng dậy mùi thơm. Nếu trước đây, rươi chỉ là món ăn dân giã thì nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng với giá từ 400.000-450.000 đồng mỗi chai ruốc 500ml.
Khi rươi đã chín, ruốc rươi được chuyển từ hũ sành sang chai, nút chặt, bọc ni-lông để sử dụng. Ruốc rươi càng để lâu càng dậy mùi thơm. Nếu trước đây, rươi chỉ là món ăn dân dã thì nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng với giá từ 400.000-450.000 đồng mỗi chai ruốc 500ml.
Anh Nguyễn Anh Ngọc (49 tuổi, trú xã Châu Nhân) cho hay, ruốc rươi có vị bùi, béo, cay nồng khi chạm tới đầu lưỡi. Với các món như: thịt ba chỉ luộc, thịt quay, thịt hấp, thịt vịt nướng… hay đơn giản chỉ là rau khoai luộc khi chấm với ruốc rươi sẽ ngon hơn bội phần.
Anh Nguyễn Anh Ngọc (49 tuổi, trú xã Châu Nhân) cho hay, ruốc rươi có vị bùi, béo, cay nồng khi chạm tới đầu lưỡi. Với các món như: thịt ba chỉ luộc, thịt quay, thịt hấp, thịt vịt nướng… hay đơn giản chỉ là rau khoai luộc khi chấm với ruốc rươi sẽ ngon hơn bội phần.
Ngoài ruốc, chả rươi nướng lá chuối cũng là một trong những món ngon khi nhắc tới rươi của người dân vùng ven sông Lam. Chả rươi sau khi nướng chín được bọc túi, cấp đông rồi gửi cho khách hàng khắp cả nước.
Ngoài ruốc, chả rươi nướng lá chuối cũng là một trong những món ngon khi nhắc tới rươi của người dân vùng ven sông Lam. Chả rươi sau khi nướng chín được bọc túi, cấp đông rồi gửi cho khách hàng khắp cả nước.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI