Nhập viện vì “trắng da siêu tốc”
Mặc dù là một dược sĩ nhưng chị N.H.Nh. (38 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM) cũng không vượt qua được cám dỗ “tắm trắng siêu tốc”. Cả năm nay, chị vẫn tự tắm trắng tại nhà bằng một loại kem của người quen tự chế bán. Hậu quả là da chị không những trắng như người bị bạch tạng mà vùng da từ cánh tay đến bàn tay bắt đầu vón cục, nhăn nheo như tay người già. Một số vùng da lại trở nên mỏng dính, nhìn thấy cả mạch máu. Nhập viện, chị mới hốt hoảng khi biết mình bị nhiễm corticoid.
Một trong những trường hợp điển hình khác của nhiễm corticoid là cô gái Thạch Thị Tha Ri (29 tuổi, ngụ tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Cô cho biết, vào đầu năm 2015, khi đang mang thai đứa con thứ 2 được 4 tháng thì cô thấy ngứa vùng mặt và vài chỗ trên cơ thể mọc các mụn li ti. Thấy các triệu chứng ngứa ngày một nhiều, chị ra tiệm thuốc tây gần nhà thì được bán cho một loại thuốc bôi có giá khoảng 14.000đ để bôi cho hết ngứa. Cô đã bôi khoảng 4 tuýp thuốc trong 3 tháng liên tục. Thời gian đầu, gương mặt chị hết mẩn ngứa và có phần láng mịn, nhưng sau đó, khuôn mặt cô ngày càng bị dày cứng, lục cục, biến dạng, trông già nua như bà lão 70. Qua quá trình thăm khám, soi da và dùng các phương pháp thử cho thấy, chị bị chứng lão hóa do hậu quả của việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid.
|
Một nạn nhân của mỹ phẩm có chứa corticoid |
Đây chỉ là 2 trong số vô số trường hợp ham rẻ, muốn kết quả nhanh mà rước họa vào thân.
Theo BS Nguyễn Phúc Cẩm Anh (nguyên giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM):“Các loại mỹ phẩm, kem trộn làm trắng không rõ nguồn gốc được quảng bá làm trắng da cấp tốc đều có chứa corticoid vì không chất gì làm trắng nhanh và cấp tốc bằng chất này”.
|
Bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Anh |
Bên cạnh đó, một số loại kem làm trắng da trôi nổi hiện nay còn có chứa cả thủy ngân. Nếu sử dụng lâu dài, thủy ngân sẽ tích tụ lại cơ thể và ảnh hưởng nặng nề đến nội tạng.
Cần chú ý đến các thành phần và chứng nhận của mỹ phẩm
BS Trần Thiên Tài - Phòng khám dị ứng miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Dược cho biết:“Khi lựa chọn mỹ phẩm, người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý đến các thành phần có trong mỹ phẩm, trong đó cần lưu ý đến một số chất có thể gây hại cho da như: chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi, acid salicylic, mineral oil, ketoconazole, corticoid… thường hay xuất hiện trong một số loại kem làm trắng da, ngừa mụn, chống thâm, chống nám cấp tốc, siêu tốc, ngắn ngày...
Các chất này khi sử dụng sẽ gây kích ứng da, khiến da nổi sần, nổi mụn, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm da, kích ứng da, mẩn ngứa…”
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.Mỹ phẩm có nguồn gốc hoặc thành phần từ thiên nhiên có khả năng tương thích với nhiều loại da và chỉ số an toàn cho da cao, không có tác dụng phụ, không gây bít lỗ chân lông, không làm da khô đi hoặc dầu lên, không gây kích ứng… do đó có thể sử dụng lâu dài và an toàn
Tuy nhiên, mỹ phẩm với thành phần thiên nhiên không chưa đủ vì nếu tự làm không qua kiểm nghiệm, xử lý hóa học hay chứng nhận hậu quả cũng rất khôn lường.
|
Sản phẩm an toàn phải qua kiểm nghiệm, xử lý |
Người tiêu dùng nên tìm đến những sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc hoặc có thành phần từ thiên nhiên, thực vật, khoáng chất… không chứa các thành phần tổng hợp, nhân tạo. Đặc biệt, đã được cơ quan y tế thẩm định và chứng nhận.Đối với sản phẩm mỹ phẩm, hiện nay chứng nhận CGMP của Bộ Y tế được xem là “niềm tin hữu hình” dành cho người tiêu dùng.
Ông Hoàng Minh Hoàng- Giám đốc nhà máy Hoa Thiên Phú Bình Dương (thuộc Công ty CP dược phẩm Hoa Thiên Phú) là một trong ít các đơn vị đạt chứng nhận CGMP, cho biết: “Hiện nay, chứng nhận CGMP trong sản xuất mỹ phẩm là yếu tố then chốt để khẳng định mỹ phẩm đó đảm bảo chất lượng. Mục đích quan trọng nhất khi các doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng mỹ phẩm tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN là trong bất cứ trường hợp nào tính an toàn và chất lượng sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu và phải đạt các tiêu chuẩn phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng”.
CGMP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cosmetic Good Manufacturing Practices” – “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, các kiểm tra, kiểm soát trong suốt quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, do Cục quản lý Dược – Bộ Y tế cấp. Để đạt được chứng nhận trên đòi hỏi đơn vị sản xuất phải xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt, khắt khe gồm các tiêu chuẩn về nhân sự - đào tạo, nhà xưởng - máy móc thiết bị, vệ sinh, thẩm định - đánh giá, hồ sơ tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn, kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng như giải quyết khiếu nại của khách hàng… |
NAM TRÂN