Rưng rưng nhớ những ngày học sinh miền Nam trên đất Bắc

17/05/2024 - 14:08

PNO - Tại buổi khai mạc trưng bày chuyên đề "Học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975)", nhiều cuộc hội ngộ xúc động, nhiều hồi ức được nhắc lại.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Ký Hiệp định Geneve và sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc (1954 - 2024), Ban liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương phối hợp với Bảo tàng TPHCM và Bảo tàng Vĩnh Phúc tổ chức trưng bày chuyên đề Học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975).

Trưng bày giới thiệu đến công chúng các thông tin, hình ảnh và hiện vật về quá trình học tập, rèn luyện, trưởng thành của các thế hệ học sinh miền Nam trên đất Bắc từ 1954 đến 1975. Đó là các thế hệ học sinh mà cha mẹ đều tham gia hoạt động yêu nước, chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước ở chiến trường miền Nam.

Nhiều
Những chiếc áo trắng cùng khăn quàng đỏ được nhiều nữ sinh năm xưa mặc đến triển lãm. Theo chia sẻ của bà Đặng Thị Nguyệt Hồng (thứ hai, từ trái sang), khi diện trang phục này, bà rất nhớ những ngày học trên đất Bắc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Huỳnh Văn Thòn - Phó trưởng Ban Thường trực Ban liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương - chia sẻ: “Tổ chức cuộc triển lãm Học sinh miền Nam trên đất Bắc với gần 300 hình ảnh, hiện vật vào dịp kỷ niệm 70 năm Ký Hiệp định Geneve và tập kết chuyển quân, Ban liên lạc học sinh miền Nam Trung ương mong muốn dù cho thời gian có lùi xa 70 năm hoặc lâu hơn nữa, thì mỗi chúng ta người tóc bạc, kẻ đầu xanh cũng không được quên rằng, các giá trị lớn lao ta đang có: hòa bình, đoàn tụ, thống nhất, phát triển đã được đánh đổi bằng cái giá rất đắt của mất mát, hy sinh và chia cắt”.

Nhiều học trò
Nhiều học trò năm xưa giờ đi xem cùng con cháu, kể cho con cháu nghe những năm tháng học tập trên đất Bắc

Tại buổi trưng bày, nhiều cuộc hội ngộ của thế hệ học trò ngày ấy dễ khiến người xem xúc động. Họ gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói với nhau nhiều câu chuyện cũ khi bất chợt nhìn thấy tấm hình của cha mẹ, của bản thân và bạn bè ngày cũ.

Chỉ tay lên bức ảnh đã ố màu thời gian, bà Tăng Kim Loan - một trong những đứa trẻ theo ba mẹ ra Bắc tập kết - chia sẻ: “Ngày ra Bắc, tôi 12 tuổi, em trai 9 tuổi. Hai chị em học khác trường, cứ hễ đến chủ nhật là gặp nhau. Như nhiều đứa trẻ khác, chúng tôi có người chăm sóc nhưng thật lòng, làm sao bằng sự chăm nom, tình thương của cha mẹ. Thành ra dù có bạn bè, chúng tôi vẫn nhớ cha mẹ lắm! Hôm nay gặp lại bạn bè cũ tôi rất mừng, vì sau nhiều năm, chúng tôi vẫn còn khoẻ mạnh, ai cũng nhớ về ngày xưa”.

Trưng bày chuyên đề Học sinh miền Nam trên đất Bắc (1954 - 1975) cũng là hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5. Triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng TPHCM, 65 Lý Tự Trọng, quận 1, từ ngày nay đến 30/7.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Bà Tăng Kim Loan chỉ tay lên bức ảnh
Bà Tăng Kim Loan chỉ tay lên bức ảnh có mặt mình, được chụp vào năm 1962
Ông Huỳnh Minh Tuấn (trái, con trai nguyên Phó thủ tướng Huỳnh Tấn Phát) cùng bạn bè xưa xem các hiện vật được trưng bày. Ông Minh Tuấn
Ông Huỳnh Minh Tuấn (trái, con trai kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát) cùng bạn bè xưa xem lại các hiện vật được trưng bày. Ông Huỳnh Minh Tuấn cười bảo ngày xưa ông "quậy" có tiếng ở trường, được bạn bè chọc là Tuấn "ôn", nhờ nghịch ngợm mà nhiều học trò khóa sau đều biết.
Đồng phục ngày xưa đi học được mang đến trưng bày
Đồng phục đi học ngày xưa được chính những cựu học trò mang đến trưng bày. Mỗi mẫu đều được chú thích cụ thể, thuận tiện cho người xem.
Những lá thư tay vô cùng xúc động khi
Những lá thư tay vô cùng xúc động của Đại tướng Lê Đức Anh gửi cho con gái Lê Xuân Hồng được trưng bày tại triển lãm
Bà Lê Thị Thu bên cạnh
Bà Lê Thị Thu cùng những tư liệu được bà mang đến triển lãm

Diễm Mi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI