Rưng rưng nhớ lại thời rước đèn Trung thu 'ông nội làm'

03/10/2017 - 11:14

PNO - Trên một diễn đàn mạng, facebook Võ Hữu Cảnh đã chia sẻ hình ảnh ông nội đang ngồi cặm cụi làm đèn ông sao cho cháu nhân ngày Trung thu.

Ông nội ngồi bên hiên nhà cặm cụi làm đèn ông sao cho các cháu chơi Trung thu

Võ Hữu Cảnh kể: “Tôi năm nay 25 tuổi và đây là ông tôi. Mỗi mùa Trung thu đến là ông lại làm những chiếc đèn lồng cho các cháu. Năm nay tôi lớn rồi nên không được ông làm cái nào. 

Rung rung nho lai thoi ruoc den Trung thu 'ong noi lam'

Ông nội ngồi bên hiên nhà cặm cụi làm đèn ông sao cho các cháu chơi Trung Thu

 

7 năm qua bôn ba nơi đất khách nay có dịp về quê vào những ngày cận Trung thu và được thấy ông làm những chiếc lồng đèn đáng yêu này cho các cháu, tôi thấy ấm lòng quá. Có ai có ông giống ông tôi không?”.

Sau khi chia sẻ note trên đã hút 4,4 ngàn like cùng hơn 100 comment của dân mạng. Ai cũng cho rằng những hình ảnh trên chạm tới trái tim họ khiến họ nhớ tới ông nội của mình.

Muôn nỗi nhớ về người thân nhân nhân ngày Trung thu

Sương Nguyễn vẫn nhớ như in ngày cô học lớp 2, ba của cô đã làm cho cô một chiếc đèn ngôi sao để đi thi.

“Thời ấy, các lớp vẫn tổ chức thi mâm cỗ Trung thu. Vì thế lớp sẽ chọn ra vài chiếc đèn đẹp nhất để bày trên mâm cỗ. Năm ấy, chiếc đèn ông sao ba làm cho mình đẹp nhất lớp, lớp mình còn được giải nhì mâm cỗ Trung thu nữa. Chiếc đèn ông sao ba làm, mình vẫn còn cất giữ như một kỷ niệm”, Sương kể lại.

Rung rung nho lai thoi ruoc den Trung thu 'ong noi lam'
Rung rung nho lai thoi ruoc den Trung thu 'ong noi lam'
Chiếc lồng đèn đầy tình thương của người thân tự tay làm

Để có được chiếc đèn ông sao 10 điểm đó, ba của cô đã phải làm rất tỉ mỉ bằng giấy gói oản đỏ đỏ, hồng hồng. Mỗi khi muốn thắp đèn lên, ba Sương lại bảo cô sang nhà hàng xóm xin cây nến be bé. Bởi ba cô bảo, nếu châm cây nến to hoặc vừa đèn ông sao sẽ cháy mất.

“Giờ ba đã mất mấy năm nay vì tai nạn giao thông. Nhưng chiếc đèn ông sao ba làm cho mình ngày bé thì vẫn còn trong tủ. Chỉ buồn là Trung thu này không có ba bên cạnh, mẹ và mình sẽ lại nhớ ba rất nhiều”, Sương nói.

Bảo Anh thì nhớ lại: “Ông mình cũng rất khéo tay. Trung Thu nào ngoài làm đèn lồng cho cháu, ông còn nặn cả ông tiến sĩ bằng đất sét và giấy màu cho những đứa cháu trong nhà. Ông bảo rằng, ông làm vậy để mong mỏi mấy đứa cháu học hành thành tài”. Cuối năm ngoái, khi Bảo Anh đang học xa nhà thì nghe tin ông ốm. Dù bay về luôn thăm ông, nhưng chỉ nửa tháng ở nhà, ông đã qua đời.

Từ ngày ông mất đi, nhà Bảo Anh trở nên hiu quạnh hơn. Nhất là khi Trung thu này sẽ trở nên vắng lặng vì trong gia đình mỗi người một nơi đi làm xa. Trung thu này không ai đứng ra sắp cỗ, không ai mua tò he nữa. Nói đến đây, Bảo Anh  lại thấy nhớ ông nội”.

Không có quá nhiều ký ức về Trung thu gắn với bố, ông bà nhưng cô gái Thu Hằng lại chạnh lòng nhớ tới người bác rất đỗi thân thương của mình.

Ông nội và ông ngoại của Hằng đều mất khi cô còn chưa chào đời. Đến năm Hằng 3 tuổi thì bà ngoại cũng mất. Bố mẹ của Hằng đi làm xa. Vì thế tuổi thơ của Hằng là những ngày sống với bà nội.

Bà nội Hằng ở nhà vừa chăm cháu vừa làm lụng ruộng đồng nên rất bận rộn. Bố mẹ cô ở bên Đức chỉ gọi điện về hoặc gửi quà về cho con gái.

Hằng bồi hồi nhớ lại: “Vì không có ai làm đồ chơi Trung thu cho em nên những ngày cận Trung thu em thường sang nhà bác. Bác của em làm thợ mộc, nên những ngày Trung thu bác đóng hẳn cho cái lồng đen hình vuông cho em và con của bác chơi. Em hãnh diện lắm vì đèn lồng bác làm đẹp và oách nhất xóm. Giờ bác bảo khi nào em lấy chồng, sinh con thì bác sẽ làm cho cháu chơi”.

Tuổi thơ của em dù phải sống xa ba mẹ nhưng cũng vui lắm. Ở với bà nội nhưng gần nhà bác nên bác hay chở đi chơi. Thắm thoắt cũng đã hơn chục năm rồi… Giờ Trung Thu không còn vui như trước nữa”, Hằng nhớ lại.

Thanh Giang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI