Rớt lớp 10 công lập, không lo thiếu chỗ học!

26/06/2013 - 11:18

PNO - PN - Năm học 2013-2014, TP.HCM tuyển hơn 60.000 chỉ tiêu vào lớp 10 công lập, như vậy sẽ có khoảng 10.000 học sinh (HS) không vào được công lập. Nếu rớt lớp 10 công lập, HS sẽ đi đâu, về đâu? Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở...

- Thực hiện chỉ đạo chung về phân luồng sau THCS phải có khoảng 30% số HS sẽ học nghề, học TCCN… Tại TP.HCM, tỷ lệ HS vào lớp 10 công lập đều đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, số em không vào được lớp 10 công lập nên yên tâm vì hệ thống các trường TCCN, trường nghề, TT GDTX và trường THPT ngoài công lập dư sức đảm bảo đủ chỗ học. Cụ thể, các trường THPT ngoài công lập tuyển khoảng 20.000 chỉ tiêu, TT GDTX tuyển khoảng 10.222 chỉ tiêu và các trường TCCN, TC nghề tuyển hơn 20.000 chỉ tiêu…

Rot lop 10 cong lap, khong lo thieu cho hoc!

Ảnh minh họa. Nguồn: VTCNews.vn

* Nhưng người học vẫn chưa tin tưởng chọn các trường ngoài công lập, các TT GDTX hay TCCN?

- Hệ thống các trường phổ thông ngoài công lập có nhiều trường uy tín, chất lượng, có số HS đỗ tốt nghiệp THPT và ĐH khá cao. Các TT GDTX có cơ sở vật chất ngày càng khang trang, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tăng đều qua hàng năm từ 3-5%. Sở GD-ĐT cử giáo viên trẻ năng động, có chuyên môn về các TT này. Ngoài ra, TT GDTX còn có hệ ban đêm để đáp ứng nhu cầu vừa đi học vừa đi làm của một bộ phận HS hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, từ năm học 2013-2014, Bộ GD-ĐT cho phép HS học TCCN được chọn hai hình thức học văn hóa: học chương trình văn hóa nằm trong chương trình đào tạo TCCN; học văn hóa theo chương trình GDTX. Như vậy, HS được đào tạo song song về nghề nghiệp và chương trình phổ thông. Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ được cấp bằng TCCN để đi làm và có thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT hệ GDTX để có bằng tốt nghiệp THPT được xét dự thi ĐH-CĐ như bình thường.

* Ông có thể nói rõ hơn về chương trình này?

- Nếu chọn học chương trình văn hóa phổ thông theo hệ GDTX trong trường TC sẽ học hai buổi/ngày với thời gian hơn ba năm sẽ đảm bảo đủ thời lượng để đào tạo song song cả nghề và văn hóa. Trong hai năm đầu, HS học song song hai chương trình cho đến khi kết thúc chương trình văn hóa phổ thông. Thời gian còn lại chỉ tập trung học nghề. Các trường TCCN được đầu tư cơ sở vật chất tốt để chú trọng thực hành, đào tạo những ngành dễ tìm việc làm như: tiện, hàn, điện lạnh, sửa chữa ô tô, điện công nghiệp, du lịch, nhà hàng khách sạn, kế toán…

Các em theo học TCCN vẫn được hưởng chế độ miễn giảm học phí như hệ phổ thông, được hưởng chính sách vay tiền đi học của Chính phủ (trước đây chỉ áp dụng cho sinh viên ĐH-CĐ). Ngoài ra, loại hình đào tạo này cũng được ngân sách đầu tư trên đầu HS cao hơn ở hệ THPT.

 Tiêu Hà (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI