PNO - Con sẽ kể cho con của con nghe, rằng có trải qua rồi mới biết, rằng thực ra thiếu thốn, khó khăn một chút cũng không có gì là quá đáng sợ.
Tuần này có cột mốc quan trọng: anh Bi đã xuống bếp tự nấu ăn, tuyên bố không ăn mì gói nữa. Nhìn cậu con trai học lớp Bảy đang nhổ giò, hai bàn tay có những ngón dài nghều vụng về lột vỏ tôm, cầm đũa đảo tôm trong nồi, nêm mắm muối, mẹ Bi mấy lần muốn nhào vô làm thay, rồi lại cố ghìm mình lại.
Thay đổi mang tính “cách mạng” chứ đâu phải đơn giản. Trước đây, cậu chỉ muốn đồ ăn nhanh, lý sự rằng giãn cách nên đặt đồ ăn qua mạng. Bây giờ cậu đưa ra giả thiết rằng một ngày nào đó, những quán xá và thế giới vô vàn món ăn trên mạng biết đâu cũng biến mất.
Mẹ Bi để Bi tự tung tự tác với bếp, muốn ăn gì nấu đó. Ngày đầu tiên Bi chiên được một dĩa cơm, mẹ thấy đũa, chảo, chén, muỗng, dao thớt đầy ắp trong bồn rửa chén, nhưng rất may là không có đổ máu và cháy khét gì.
Ngày hôm sau Bi gọt được một trái dưa lưới, miếng dưa to nhỏ không đều nhiều miếng hình thù kỳ dị, mời cả nhà ăn dưa Bi cười có vẻ hơi quê, nói cả nhà bỏ qua hình dáng của dưa, rồi cậu nói thêm: “Do con không biết gọt trái dưa nên cực vậy!”.
![]() |
Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK |
Mẹ Bi chia sẻ trong nhóm: “Không thể tưởng tượng nổi có lúc nào đó, có thứ gì đó có thể giữ chân những cô cậu này trong nhà hơn hai tháng trời. Vậy mà chúng đã ở trong nhà chừng đó thời gian”. Cơn cuồng chân cuồng cẳng những ngày đầu giãn cách cũng qua đi.
Những ngày đầu tiên con ngủ vùi, đôi khi quá trưa mới dậy, đôi khi không buồn tắm giường ngủ bốc mùi, nhưng rồi sau đó mọi chuyện dần thay đổi. Con đã chấp nhận thực tế này, tự mình dọn dẹp, tự lên lịch làm những việc cần thiết cho mình trong ngày.
Với nhà Bi, một điều kỳ diệu đã xảy ra. Mẹ Bi thì thào kể cho ba Bi nghe rằng cửa phòng Bi mở suốt mấy ngày hôm nay, trước đây ba mẹ có yêu cầu hay thậm chí ra lệnh cậu mới miễn cưỡng mở hé cửa. Sáng nay mẹ Bi bước vào phòng, con đang nằm mở mắt nhìn trần nhà thấy mẹ đã mỉm cười thoải mái.
Đôi mắt ấy thật hiếm hoi, đẹp và đen thẫm, trước nay mẹ hay thấy nó gắn chặt vào các loại màn hình, từ điện thoại đến máy tính rồi ti vi. Nay đôi mắt ấy trong trẻo, không có ánh phản chiếu của màn hình nào, mẹ thấy trong đôi mắt ấy có một tâm hồn không che giấu, không phòng thủ. Thật lạ, thật đẹp.
Rồi con sẽ kể cho con của con nghe về những ngày tháng này, phải không con? Mẹ hình dung thế hệ Y hay Z sẽ không còn thờ ơ hay nhăn nhó khi người lớn kể những câu chuyện về tuổi thơ thiếu thốn của mình, không khó chịu khi ba mẹ, ông bà “ôn nghèo kể khổ”.
Thế hệ của con đang phải đối đầu với những khó khăn đáng kể, phải tự hạn chế mình. Con sẽ kể cho con của con nghe rằng đi chợ phải có phiếu, phải xếp hàng, chỉ mua những đồ thiết yếu.
Con sẽ kể chuyện con đổ giá đậu xanh, sau mấy ngày thu hoạch được hơn hai chục cọng giá bỏ lọt thỏm trong đĩa. Con sẽ kể cho con của con nghe về quãng thời gian ở nhà tuyệt đối, về Sài Gòn không có ai ra đường sau sáu giờ chiều.
Và điều quan trọng nhất mẹ tin rằng con sẽ kể cho con của con nghe: con đã quen được, đã vượt qua được, đã chấp nhận tự khép mình vào kỷ luật vì lợi ích của mình và lợi ích của cộng đồng. Sống vì người khác chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Trong những ngày này, chuyện sống vì người khác đang diễn ra hằng ngày trước mắt con, không chỉ còn là chuyện trong sách vở, không còn là bài học lý thuyết kinh điển xa vời nào đó.
Muốn xuống phố, muốn gặp gỡ tụ hội với bạn bè, muốn vòng tay ôm một ai đó, lúc này con phải ở yên trong nhà trước đã, phải ý thức để đảm bảo mình không trở thành gánh nặng cho gia đình mình, cho khu phố mình, cho các y bác sĩ ở bệnh viện.
Con sẽ hiểu ra những lợi ích của mỗi cá nhân chỉ được đảm bảo trên nền tảng lợi ích của cộng đồng.
Bên trong những cánh cổng đóng kín, những khu phố lặng yên thời giãn cách, hàng triệu đứa trẻ vẫn đang lớn lên mỗi ngày. Nuôi con những tháng ngày dịch bệnh ập đến, cha mẹ nào cũng nhận thấy bao nhiêu khó khăn.
Mẹ Bi cứ hình dung mười năm, mười lăm năm nữa, khi những đứa trẻ ấy lớn lên, lập gia đình, có con… chúng sẽ có rất nhiều câu chuyện để kể cho thế hệ tiếp theo.
Con sẽ kể cho con của con nghe, rằng có trải qua rồi mới biết, rằng thực ra thiếu thốn, khó khăn một chút cũng không có gì là quá đáng sợ. Rồi mình sẽ quen, sẽ vượt qua. Như những thế hệ ông bà đã quen, đã vượt qua.
Ký ức về những ngày giãn cách giữa Sài Gòn chắc chắn sẽ không thể nào quên. Mẹ ngắm những ngày trôi qua trong căn nhà của mình, khi cả nhà đang cùng nhau tạo ra những kỷ niệm, biết rằng những điều hôm nay sẽ in vào ký ức, thành của để dành cho tương lai của các con.
Hoàng Mai
Chia sẻ bài viết: |
Tổ ấm xáo trộn hay ổn định, rối tinh hay hoàn thiện, phát triển tùy cách mỗi gia đình “đón sóng”.
Nhiều gia đình công chức, viên chức, người lao động chuẩn bị về tâm thế, điều kiện để động viên nhau thích nghi với tình hình mới.
Đặt giả thiết nếu một ngày vợ chồng không còn đồng hành cùng nhau được nữa, điều con tiếc nuối lớn nhất là sẽ không còn được làm con gái của cha.
Metro không chỉ mang đến sự thuận tiện trong di chuyển mà còn làm tăng những khoảnh khắc ấm áp của gia đình.
Mấy chục năm trôi qua, bây giờ, củi dừa gần như chỉ còn là ký ức, trên phim ảnh...
Ở tuổi 67, ông Tôn Thạnh Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tôn Văn - lui về hỗ trợ con cái nối nghiệp kinh doanh.
Chỉ có mục đích của việc nói dối là tốt hay xấu chứ bản thân lời nói dối không hẳn đã xấu.
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có tỉ lệ ly hôn/ly thân cao thứ hai cả nước với hơn 521.700 người.
Thời xưa ông bà mình “dùng” hôn nhân một cách tiết kiệm, hư chỗ nào thì cố sửa lại để dùng tiếp.
Mỗi vết sẹo, mỗi vết chai trên tay mẹ là một dấu ấn của tình thương vô bờ bến mẹ dành cho gia đình.
Trong thực tế, những cặp đôi lớn tuổi chung sống không hôn thú có chiều hướng tăng lên.
“Được ngày nào thì hay ngày đó!”. Có lẽ ba tôi đã học gần xong bài học chấp nhận khi nói như thế với chị em chúng tôi.
Có thể nói những người đàn ông phụ việc cho vợ đa phần là những người rất hiền, không ngại khó, không mặc cảm...
Ngoại con năm nay ngoài 70, sau tai biến phải ngồi xe lăn. Ngoại có cử chỉ, động tác rất khó coi...
Nếu biết nhìn nhận đúng bản chất của nghịch cảnh, những đôi lứa yêu nhau càng có thêm động lực để tận hưởng và “chánh niệm” với hạnh phúc.
Có những thứ nếu không tập làm từ nhỏ sẽ rất khó thực hiện khi ta đã lớn, đã già, dù trong lòng rất muốn.
Anh hùng Lao động Phạm Thị Huân mộc mạc, kiệm lời về mình. Cuộc trò chuyện với bà bỗng chốc trở thành dòng hồi ức rưng rưng về mẹ, về ba.
Nhìn vào cuộc hôn nhân của cha mẹ, Lan nhận ra rằng sự kiểm soát tuyệt đối có thể làm mất đi những điều ngọt ngào.