Rồi các con sẽ như những đứa trẻ bình thường

11/09/2016 - 17:07

PNO - Mỗi bệnh nhân là mỗi cảnh đời khác nhau nhưng ý chí, niềm tin và khát vọng chiến thắng bệnh tật của tất cả các phụ huynh, bệnh nhi đều rất mãnh liệt.

Phòng điều trị nội trú khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP.HCM (Q.Tân Bình) có 17 giường bệnh rất đặc biệt dành cho những bệnh nhi bị bại não, bị tật nặng tứ chi gây khó khăn khi vận động.

Roi cac con se nhu nhung dua tre binh thuong
Có thâm niên ba năm rưỡi ở bệnh viện này nhưng hành trình của chị Trần Thanh Trúc (48 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) tìm lại tiếng nói, đôi chân khỏe mạnh cho bé Vương Ngọc Trúc Dao (12 tuổi) đã kéo dài 11 năm qua. Bé Dao là bệnh nhi duy nhất biết lướt web, viết chữ trên iPad bằng chân nhờ chín tháng đi học tại trường chuyên biệt
Roi cac con se nhu nhung dua tre binh thuong
Bé Phương Quốc Đại (bốn tuổi) được mẹ động viên bằng cách cùng bò chung

Ở đó, mỗi bệnh nhân là mỗi cảnh đời khác nhau nhưng ý chí, niềm tin và khát vọng chiến thắng bệnh tật của tất cả các phụ huynh, bệnh nhi đều rất mãnh liệt. Chỉ cần một tiếng nói “tròn vành rõ chữ”, một bước nhấp nhẹ của bọn trẻ đã khiến trái tim những bà mẹ này tan chảy.

Roi cac con se nhu nhung dua tre binh thuong
Những đôi giày cao, thấp với nhiều màu sắc được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhi là vật dụng không thể thiếu dưới mỗi góc giường
Roi cac con se nhu nhung dua tre binh thuong
Bất kể giờ giấc, chị Lan tranh thủ cho con gái Võ Bích Thuận, sáu tuổi, tập vận động bằng cách vọc nước hoặc tập với sợi chỉ đỏ -dụng cụ do mẹ bé sáng tạo.

Hầu hết các bệnh nhi được mẹ bồng bế từ các tỉnh, thành đến TP.HCM chữa trị. Họ đến bệnh viện bất cứ thời gian nào trong năm khi mùa gặt ở quê vừa kết thúc, họ “tá túc” ở bệnh viện vài ba tháng đến khi hết tiền lại ôm con về quê, cùng chồng tiếp tục mùa gặt mới.

Roi cac con se nhu nhung dua tre binh thuong
Roi cac con se nhu nhung dua tre binh thuong
Bé Trần Thị Thu Hà, 12 tuổi, con của mẹ Nguyễn Thị Thu Hồng (42 tuổi, quê tỉnh Hà Tĩnh), bị sinh ngộp, yếu toàn thân. Chồng mất khi con vừa một tuổi, năm 2011, chị Hồng quyết định bồng con vào bệnh viện này ở luôn cho đến nay. Nhờ kiên trì tập luyện, bé Hà có thể tự ngồi, tự lăn xe, nói được vài tiế ng, cười rất to

Cứ thế, có nhiều bà mẹ miệt mài với hành trình 11 năm bồng bế con lên xuống Sài Gòn, cũng có bà mẹ “nhập hộ khẩu” ở bệnh viện đã 5 năm và cũng có những bà mẹ đã hy sinh hạnh phúc bên chồng để sát cánh bên con.

Một ngày của mỗi gia đình bệnh nhi bắt đầu bằng những bài tập vật lý trị liệu, tập vận động, tập đi ở bệnh viện; một số trường hợp đưa con đi học chữ tại các trường chuyên biệt với hy vọng “con chúng ta rồi sẽ như những đứa trẻ bình thường”.

Thu Hồng (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI