'Rẽ nước' Hòn Mun khám phá đại dương

02/11/2014 - 13:25

PNO - PNO - Nha Trang không chỉ nổi tiếng với những bãi tắm dài nước xanh cát trắng mà còn rất ấn tượng với những chuyến du lịch ra đảo, đặc biệt là lặn biển ở Hòn Mun, một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 45 phút ca nô.

edf40wrjww2tblPage:Content

'Re nuoc' Hon Mun kham pha dai duong

Từ cảng Cầu Đá, chiếc tàu du lịch lướt sóng đưa khách ra Hòn Mun. Cảnh quan trên biển là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với những hòn đảo lô nhô đủ kiểu dáng: Hòn Miễu, Hòn Tre, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc..., xa xa là những bãi cát vàng óng, hoang sơ nép mình bên những khối đá trầm tư, ngày đêm ầm ào sóng vỗ.

'Re nuoc' Hon Mun kham pha dai duong

Nước biển ở Hòn Mun luôn trong suốt, có thể nhìn thấu đáy. Cùng chuyến đi với chúng tôi có anh bạn công tác tại Viện Hải dương học Nha Trang. Anh cho biết, do địa thế của đảo rất gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới nên rất thích hợp cho sự phát triển của san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới. Kết quả khảo sát đa dạng sinh học cho thấy Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú và đa dạng nhất Việt Nam. Trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển thì ở Hòn Mun đã có tới 1.500 loài. Đã tìm thấy 340 trong tổng số hơn 800 loài san hô cứng trên thế giới.

'Re nuoc' Hon Mun kham pha dai duong

Đến Hòn Mun, du khách có thể chọn một trong 3 loại hình lặn biển để nhìn ngắm cảnh quan đáy biển. Đơn giản nhất là lặn với kính lặn và bộ chân nhái, để có thể lang thang dọc theo con nước ở ven đảo, ngắm thế giới tuyệt đẹp của san hô và những loài cá cảnh gần bờ. Cách lặn này thật thoải mái và có thể lên tàu bất cứ lúc nào.

'Re nuoc' Hon Mun kham pha dai duong

Nếu chọn mô hình lặn biển với bình khí, bạn sẽ có dịp lang thang, đùa nghịch với các cư dân của vua thủy tề ở rất sâu dưới nhiều thước nước. Ở đó, một thế giới sinh vật biển phong phú với đủ loại san hô, hải quỳ, huệ biển… vô cùng rực rỡ và lộng lẫy. Từng đàn cá rạn với nhiều màu sắc kỳ ảo lượn lờ xung quanh. Bạn sẽ nhận ra cá hoàng hậu vì vẻ kiêu hãnh của chúng, cá khoang cổ với những vạch xanh đỏ đặc trưng, cá bướm sặc sỡ như những đàn bướm, cá đao ngắc ngư bơi giật lùi...

'Re nuoc' Hon Mun kham pha dai duong

Xuống sâu hơn nữa, với chiếc đèn pin không thấm nước, bạn sẽ có cơ hội quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối hay quan sát những chú ốc mượn hồn đang ngơ ngác dạo trên cát… Cuộc thám hiểm kỳ lạ và thú vị đến độ nhiều khách lặn không muốn trở lại tàu. Không ít khách du lịch nước ngoài thốt lên đầy thán phục: "Tôi đã lặn, đã ngắm san hô ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng không ở đâu thế giới biển lại phong phú, đa dạng và đẹp đến thế!".

'Re nuoc' Hon Mun kham pha dai duong

Hôm đó, chúng tôi còn được thám hiểm thế giới biển bằng thuyền đáy kính. Đó là cách lặn được gọi nôm na là “Lặn khô”. Qua lớp kính, những khu rừng san hô kỳ vĩ hiện lên, đầy sức sống, vô cùng quyến rũ. Tùy theo hình dạng mà người ta đặt tên cho san hô. Những cây san hô mềm có hình dáng của hoa và nấm dại trong rừng nhiệt đới có tên là san hô hoa, san hô nấm, đang lả lướt nghiêng theo dòng nước. Những cây san hô sừng tua tủa có tên là san hô gạc nai. Loại san hô hình tròn và dẹt được gọi là san hô dĩa, san hô phiến.

'Re nuoc' Hon Mun kham pha dai duong

Các thành viên khác của đoàn rất thích thú với trò câu cá. Cần câu là những cuộn dây cước dài có gắn lưỡi câu. Ngồi ở phần đuôi tàu, họ cứ từ từ thả câu gắn một mẩu tôm lột nhỏ. Chúng tôi ngồi bên cạnh, nhìn họ giật đến mỏi tay những chú cá to lấp lánh ánh bạc. Trưa hôm đó, cả đoàn được nhấm nháp một bữa cá chiên nóng hổi, tươi rói, đậm đà vị biển.

GIAO THỦY

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI