Rác thải điện tử “ngập” Thế giới thứ 3

19/12/2013 - 14:10

PNO - PNO - Rác thải điện tử luôn đi cùng với bạn, hiện diện trong ngôi nhà của bạn và tại nơi làm việc, đa số là những kim loại nặng và các chất độc hại nguy hiểm cho con người và môi trường.

edf40wrjww2tblPage:Content

Rac thai dien tu “ngap” The gioi thu 3

Rac thai dien tu “ngap” The gioi thu 3

Thế giới thứ 3 trở thành bãi rác của chất thải điện tử - Ảnh: Getty Images, AFP

Nhu cầu liên tục tăng cao đối với các sản phẩm điện và điện tử đồng nghĩa với sự gia tăng chất thải điện tử (e-waste) toàn cầu, dự đoán sẽ đạt đỉnh 65,4 triệu tấn vào năm 2017 - tăng 33%, so với 49 triệu tấn năm 2012. Tất cả chỉ trong vòng 5 năm.

Dự báo “kinh hoàng” này vừa được Cơ quan sáng kiến Giải quyết vấn đề xử lý chất thải điện tử E-Waste (StEP) đưa ra qua nghiên cứu bản đồ về số lượng thiết bị điện và điện tử được bán trên toàn thế giới và lượng chất thải thiết bị điện và điện tử tạo ra tại hơn 180 quốc gia. StEP là tổ chức liên minh của Liên Hợp Quốc, các ngành công nghiệp, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ, và các cơ quan khoa học.

Mỹ, “thủ phạm” lớn nhất của vấn đề này, thải ra 9,4 triệu tấn e-waste mỗi năm, trong số đó chuyển đến các nước nghèo là 26.500 tấn. Điện thoại di động là sản phẩm xuất khẩu điện tử khổng lồ của Mỹ với 14 triệu cái, chủ yếu đến Hồng Kông, các nước ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Máy tính cũ thường được đưa đến các nước châu Á, trong khi các sản phẩm nặng ký như TV và màn hình máy tính đến Mexico, Venezuela, Paraguay và Trung Quốc .

“Thủ phạm thứ hai” đóng góp cho núi chất thải điện tử toàn cầu là Trung Quốc, thải ra khoảng 7,3 triệu tấn/năm .

Mớ rác độc hại e-waste thường được giải quyết một cách vô trách nhiệm và “có dấu vết tội phạm” bằng cách tống sang các nước đang phát triển hoặc Thế giới thứ 3, nơi chúng được bán phá giá hoặc biến thành phế liệu.

Các “bãi chứa” của dòng e-waste bao gồm Ghana, Nigeria, Pakistan và Trung Quốc, là những nơi không có cơ sở tái chế hiệu quả ngoài dùng lao động thủ công tháo chúng ra, phân loại thu hồi đồng và các kim loại khác thông qua đốt, tạo ra dioxin có độc tố cao. Các chất độc như cadmium và chì độc tìm thấy rất nhiều trong các bãi rác thải điện tử, và trẻ em là nạn nhân trực tiếp vì các em là là lực lượng lao động chính tại những bãi rác này.

TRẦN KHANG (Theo Independent)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI