Quý I/2016, 225.000 cử nhân, kỹ sư thất nghiệp

27/05/2016 - 07:18

PNO - Thông tin trên được TS Bùi Thế Đức - Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương cho biết tại hội thảo ngày 26/5.

Thông tin trên được TS Bùi Thế Đức - Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương cho biết tại hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) ở VN” diễn ra vào ngày 26/5 tại TP.HCM.

Hội thảo do Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ LĐTB&XH, Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại VN (GIZ) tổ chức.

Quy I/2016, 225.000 cu nhan, ky su that nghiep

“Quý 1.2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong khi đó, những năm gần đây khoảng 80% người lao động trong KCX, KCN là LĐPT. Nhiều lao động dù đã qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của DN. Do đó, rất nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp. Họ tự đào tạo lao động cho mình vì không tin tưởng vào chất lượng nhiều cơ sở đào tạo ở VN” - TS Bùi Thế Đức - Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương nói.

Ông Đức đánh giá: “Công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề cao hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập. Việc kết nối giữa đào tạo với việc sử dụng lao động ở các DN còn hạn chế, chất lượng và cơ cấu nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của các DN. Năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp so với khu vực, thua xa so với các nước phát triển. Một số tỉnh có tới 80% sinh viên ra trường làm trái nghề. Nhiều KCN chỉ có khoảng 20% lao động qua đào tạo có bằng chuyên môn kỹ thuật”.

Một số ý kiến cho rằng, những năm gần đây, khoảng 80% NLĐ trong KCN, KCX là LĐPT. Thực tế hiện nay, nhiều LĐ sau khi đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của DN do đó rất nhiều DN nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp, họ tự đào tạo lao động cho DN vì không tin tưởng vào chất lượng của nhiều cơ sở đào tạo Việt Nam. Mặc dù các KCN- KCX luôn thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhưng các DN vẫn không muốn tuyển lao động đã qua đào tạo, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao .

Tại TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp (Ban quản lý các KCX- KCN TP.HCM) cho biết: lực lượng lao động trong các KCX- KCN TP có hơn 270.000 LĐ, chủ yếu là LĐ trẻ, có độ tuổi từ 18- 25 tuổi (nữ chiếm 64,5%), qua thống kê cho thấy, LĐ qua đào tạo Đại học, Cao đẳng chỉ chiếm 7-8%; LĐ có tay nghề 18%, còn lại là LĐPT.

Quy I/2016, 225.000 cu nhan, ky su that nghiep

Ông Tùng dẫn chứng một số khó khăn về nhân lực ở các KCX- KCN TP như: các lĩnh vực ngành nghề mang tính kỹ thuật thuộc các ngành CNTT, thiết kế, điện tử, hóa chất dược phẩm luôn thiếu hụt công nhân lành nghề; các KCX- KCN hình thành ở các tỉnh nên TP.HCM khó tuyển LĐ; nhiều DN chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả…

Ông Host Sumer, Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển nghề Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng Việt Nam nên thử nghiệm nhiều mô hình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất về đào tạo nghề trong nước, thay vì tự bó buộc vào văn bản, nghị quyết này nọ nên lúng túng khi triển khai. Nếu tìm được con đường mới thì nên mạnh dạn đi để vượt qua những ràng buộc hành chính. “Học ngay tại nơi làm việc và học tại nhà trường, đó chính là mô hình đào tạo nghề đã thành công 200 năm nay tại Đức, qua đó giúp giới trẻ tại Đức thất nghiệp rất thấp do được đào tạo nghề bài bản” - ông Sumer nói.

TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB&XH nhận định, để nâng cao chất lượng nhân lực trực tiếp cho các KCN- KCX, vấn đề cốt lõi là phải tạo sự đột phá về chất lượng đào tạo nghề nghiệp. Cần khuyến khích hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo tại KCN, xây dựng mô hình “trường trong doanh nghiệp.

Trong khi đó, Để phát triển nhân lực chất lượng cao, theo TS Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cần chú trọng: Đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hình thành năng lực và phẩm chất là yếu tố then chốt như: Kỹ năng tư duy, giao tiếp, làm việc nhóm, trung thực, sáng tạo, dân chủ, lãnh đạo và quản lý, kỷ luật…

Sớm dạy kỹ năng mềm cho học sinh. Giáo dục nghề nghiệp phải đi bằng nhiều con đường, nhiều loại hình, hướng đến việc làm, thu nhập, năng suất và hiệu quả. Cả đào tạo kỹ năng và đào tạo đến văn bằng, chuẩn hóa trình độ kỹ năng; Thúc đẩy tư nhân hóa công tác đào tạo phát triển kỹ năng. Mối quan hệ giữa trường và DN, tái cơ cấu kinh tế gắn với tái cơ cấu hệ thống đào tạo; Tự chủ cho các cơ sở đào tạo để phản ứng linh hoạt trước đòi hỏi của thị trường.

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI