Quỹ dự phòng – “Cứu cánh” trong quản lý tài chính gia đình thường bị bỏ qua

23/06/2015 - 15:47

PNO - PN - Bạn luôn dành một khoản kha khá nuôi heo đất mỗi tháng, nhưng cuối năm lại chẳng thấy dư dả được bao nhiêu? Bạn không dám tiêu, xài nhưng lắm lúc vẫn lo sốt vó vì chẳng biết đào đâu ra tiền cho các khoản chi đột xuất? Nếu bạn thấy hình ảnh mình đâu đó trong những tình huống này, có lẽ bạn đang bỏ sót một bước rất quan trọng trong hoạch định tài chính gia đình: quỹ dự phòng.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Hội chứng ” túng quẫn bất chợt”

Tự nhận mình là thành viên bất đắc dĩ của hội chị em nội trợ mắc chứng “túng quẫn bất chợt”, chị V.A. (Quận 2) chia sẻ, “Hai vợ chồng thu nhập 30 triệu/ tháng, khá là ổn cho gia đình hai con nhỏ. Nhưng tháng nào mà có khoảng 3 cái thiệp cưới, hoặc cái này cái kia trong nhà cần sửa là tôi chỉ biết… cười trừ, vì chi phí hàng tháng thì phân đâu đó rõ ràng hết rồi.

Đến lúc cần chi đột xuất mới nhớ chực mình chẳng có dư đồng nào ở ngoài cho mấy khoản này. Tiền tiết kiệm thì trong ngân hàng, không phải muốn là xài ngay được, nên đành mượn trước bạn bè hoặc lấy khoản này đắp khoản kia. Đâu phải không có tiền, mà lúc đó tự dưng hóa ra túng quẫn, còn bị chồng chê không khéo dự trù tiền bạc nữa chứ.”

Quy du phong – “Cuu canh” trong quan ly tai chinh gia dinh thuong bi bo qua
Chị em thường hay đau đầu vì những khoản chi bất ngờ

Trong khi đó, M.N. (Quận Tân Bình) rơi vào tình huống oái ăm hơn, “Em mới lập gia đình hơn một năm, tháng nào cũng ‘cắn bút’ làm toán đàng hoàng: chi phí dự trù, tiết kiệm đủ cả. Thế mà giờ nhìn lại, sau một năm tiền tiết kiệm vẫn chỉ tí tẹo. Ngẫm lại mình chẳng xài gì xa xỉ, có chăng là lắm lúc vô tình “cắn” vào tiền heo đất cho các khoản khám bệnh, sửa xe, hiếu hỉ. Vì không tính đến quỹ dự phòng nên tiền tiết kiệm bị lấy lắt nhắt, tưởng được nhiều hóa ra lại không.”

Tiết kiệm rồi xài, không quên dự phòng mới là vén khéo

Sở dĩ các chị em nhiều phen “đứng hình” với các khoản chi bất chợt vì cho rằng cả tháng phải lo toát mồ hôi các khoản chi, lúc nào cũng thấy thiếu hụt, thì làm sao mà dự phòng nên thường bỏ qua.Theo chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Đoàn Đức Minh đã tư vấn tại Lễ phát động chương trình “Khéo Vun Vén, Lợi Cả Nhà”: “Chúng ta cần xác định khoản dự phòng là một khoản chi bắt buộc trong tổng ngân sách, bởi vì ta không thể biết trước được tháng này, tháng sau sẽ có những sự kiện gì lớn, quan trọng sẽ xảy ra.Hơn nữa, quỹ dự phòng sẽ là “cứu cánh” cho gia đình khi có một sự kiện ảnh hưởng đến nguồn thu đều đặn của cả nhà.”

Quy du phong – “Cuu canh” trong quan ly tai chinh gia dinh thuong bi bo qua

“Khéo vun vén, lợi cả nhà” một trong những chương trình hiếm hoi tư vấn về cách quản lý tài chính gia đình

Vậy phải dự phòng bao nhiêu là đủ? Nếu thu nhập dưới 10 triệu đồng, bạn nên cố gắng dành ra 10% để dự phòng, 15 % cho thu nhập từ 10 - 20 triệu, và ít nhất 20% cho thu nhập trên 20 triệu. Ban đầu, khoản dự phòng của bạn có thể khá khiêm tốn, nhưng cần dự phòng đều đặn cho đến khi quỹ dự phòng có giá trị bằng 3 - 6 tháng chi tiêu hàng tháng của bạn.Dự phòng có nhiều hình thức như bỏ ống heo hoặc cắt tiết kiệm từ tài khoản ngân hàng, nhưng bạn cần nhớ tiết kiệm là dành cho kế hoạch dài lâu, không đụng vào, còn dự phòng là khoản phải chi cho những lúc “trái gió trở trời” nên khi cần phải xài ngay được.

Quy du phong – “Cuu canh” trong quan ly tai chinh gia dinh thuong bi bo qua
Quỹ dự phòng sẽ là “cứu cánh” khi có những khoản chi bất ngờ

HOÀNG TRÂM

Mẹo nhỏ mách bạn:
Để lập được quỹ dự phòng, bạn cần “chắc tay” và hợp lý trong mua sắm, chẳng hạn chọn muacác sản phẩm tiêu dùng chất lượng tốt, được bán với giá đặc biệt cùng nhiều khuyến mãi hấp dẫn của Công ty P&G tại hệ thống Saigon Co.op trong khuôn khổ chương trình “Khéo vun vén, lợi cả nhà”. Mặt khác, nếu chưa tự tin về tài vun vén của mình, bạn có thể tham vấn chuyên gia tài chính cá nhân Đoàn Đức Minh thông qua các buổi tư vấn trực tiếp tại Saigon Co.op, hoặc các chương trình truyền hình tương tác phát sóng trên kênh HTV Co.op.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI