Quốc hội thông qua Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

09/01/2023 - 15:40

PNO - Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa được thông qua với 77,82% ĐBQH tham gia tán thành.

 

ĐBQH biểu quyết thông qua nhị nội dung quan trọng trong ngày làm việc cuối cùng của

ĐBQH biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV

Chiều 9/1, tại phiên làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Với 449/489 đại biểu có mặt tại hội trường biểu quyết tán thành (chiếm 90,52%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, bảo đảm phù hợp với Chiến lược và các Nghị quyết về phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương đã được ban hành. Đồng thời đã rà soát lược bỏ những nội dung quá cụ thể, chi tiết để cụ thể hóa ở các quy hoạch cấp dưới, bảo đảm yêu cầu bao quát, ngắn gọn.

Liên quan đến đề nghị làm rõ thêm cơ sở xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế các vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng cao hơn so với tốc độ phát triển trung bình chung của quốc gia, trong khi quy mô kinh tế các vùng này ở mức cao hơn nhiều so với bình quân chung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, mục tiêu tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng của dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia đã phù hợp với Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, các mục tiêu này cũng thể hiện định hướng tập trung nguồn lực cho 2 vùng động lực để phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư, bảo đảm vai trò đầu tàu, dẫn dắt sự phát triển của quốc gia.

Tiếp theo chương trình, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật khám, chữa bệnh (sửa đổi) với 386/473 ĐBQH tham gia tán thành (chiếm 77,82%). Có 51 ĐBQG không tán thành và 36 ĐBQH không biểu quyết. 

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, về nội dung liên quan đến Hội đồng Y khoa quốc gia, Nghị quyết số 20-NQ/TW đã chỉ đạo “thành lập Hội đồng Y khoa quốc gia” và coi đây là một trong các giải pháp quan trọng để phát triển chất lượng nguồn nhân lực y tế. 

Về thời hạn của giấy phép hành nghề (Điều 27), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, việc quy định thời hạn của giấy phép hành nghề là 5 năm, một mặt, nhằm thể chế yêu cầu ‟cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo thông lệ quốc tế” của Nghị quyết 20/NQ-TW, mặt khác, nhằm kiểm soát chất lượng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời, tạo căn cứ pháp lý để tăng cường hội nhập quốc tế trong khám bệnh, chữa bệnh.

Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật quy định Nhà nước định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và do ngân sách nhà nước thanh toán, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngoài danh mục dịch vụ do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế sớm hoàn thiện, ban hành danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh kèm theo giá và bổ sung các dịch vụ đã thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà chưa đưa vào danh mục giá để tạo điều kiện hoạt động thông suốt của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Minh Quang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI