Quấy rối tình dục nơi công sở: Khó xử lý!

26/12/2013 - 09:30

PNO - PN - “Một nữ nhân viên hành chính thường bị trưởng phòng sờ soạng khiến cô trở nên hoảng loạn, tự ti khi đến nơi làm việc. Mặc cho cô phản ứng bằng nhiều cách, ông trưởng phòng vẫn tấn công cô mọi nơi, mọi lúc, kể cả yêu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Ức chế, cô đã xin nghỉ việc”. Đó là một trong những tình huống bị quấy rối tình dục (QRTD) nơi công sở được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo Chia sẻ cách hướng dẫn và bài học điển hình của các doanh nghiệp (DN) thực hiện tốt phòng chống QRTD tại nơi làm việc do Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 24/12, tại TP.HCM.

Quay roi tinh duc noi cong so: Kho xu ly!

Các đại biểu tranh luận về cách ăn mặc nơi công sở để tránh bị quấy rối tình dục

Theo ThS Nguyễn Thị Diệu Hồng - chuyên viên về giới, đại diện nhóm nghiên cứu về QRTD tại nơi làm việc ở Việt Nam, tình trạng QRTD xảy ra không phân biệt nhóm tuổi hay ngành nghề, trình độ chuyên môn. Hình thức phổ biến là lời nói, tin nhắn, đụng chạm thể xác, đề nghị, cưỡng ép quan hệ tình dục. Người lao động có độ tuổi từ 18 đến 30 bị quấy rối nhiều hơn cả. Phần lớn nạn nhân bị quấy rối là nữ giới, quen biết với người quấy rối thông qua các mối quan hệ như: đồng nghiệp, cấp trên với cấp dưới, hoặc người có khả năng chi phối, gây áp lực với người bị phụ thuộc… Trình độ đối tượng QRTD càng cao thì mức độ, cách thức quấy rối càng tinh vi và phức tạp. Nam giới cũng có thể là đối tượng bị quấy rối.

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, việc QRTD tại nơi làm việc khiến nạn nhân bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Họ luôn trong tình trạng khó chịu, giận dữ, nhục nhã, bấn loạn tinh thần, không thể tập trung vào công việc. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI) cho biết: Tại những DN để xảy ra tình trạng QRTD sẽ ảnh hưởng đến môi trường lao động, mất uy tín của DN và có nguy cơ mất người lao động, phải tốn thời gian đào tạo lại nguồn nhân lực cũng như theo đuổi quá trình kiện tụng phức tạp, tốn kém.

Bà Nguyễn Kim Lan - điều phối viên quốc gia của ILO cho biết: hiện Việt Nam chưa có thống kê chính thức nào về tình trạng QRTD tại nơi làm việc. Tuy nhiên, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, có thể thấy QRTD tại nơi làm việc không còn là vấn đề lạ lẫm. Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2013) là một bước tiến mới khi tại các điều 8, 37, 182, 183 có quy định cấm QRTD tại nơi làm việc. Tuy nhiên, do chưa có định nghĩa rõ ràng về QRTD; quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; biện pháp khắc phục và trừng phạt nên luật khó thực thi.

Theo bà Lan, trong khi khái niệm về QRTD, các hành vi QRTD và hướng dẫn quy trình giải quyết xử lý QRTD chưa được quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, DN nên đưa quy định cấm QRTD vào nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể, hoặc chính sách nội bộ của công ty với sự giúp đỡ của chương trình thí điểm do ILO và VCCI thực hiện. Nhiều đại biểu thống nhất là QRTD tại nơi làm việc sẽ được giải quyết hiệu quả nếu các DN có chính sách thỏa đáng đối với vấn đề này.

 Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI