Quay clip, cổ vũ bạn đánh nhau: Học trò coi đánh nhau là... tiêu khiển

09/05/2016 - 07:56

PNO - Khi chứng kiến cảnh bạn bè đánh nhau, nhiều em học sinh không những không can ngăn thậm chí còn đứng ngoài hò reo, cổ vũ,...

Liên tiếp xảy ra các sự việc khi sự việc các em học sinh có những hành động gây gổ, đánh nhau. Tuy nhiên những người chứng kiến sự việc cũng chính là những người bạn cùng trường, cùng lớp quen thân lại không hề đứng ra can ngăn, thậm chí còn hò reo cổ vũ. Sự vô cảm này đang khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi.

Quay clip, co vu ban danh nhau: Hoc tro coi danh nhau la... tieu khien
Hai học sinh Trường THCS Sông Đốc 1 đánh nhau. Ảnh cắt từ clip

Trao đổi với Báo Phụ Nữ TP.HCM, ông Nguyễn Văn Quyết - Hiệu phó Trường THCS Sông Đốc 1 nhận định: "Không phải chỉ riêng ở trường này, hiện nay học sinh thích đánh nhau mà không thích can, kể cả người lớn cũng không để ý. Thậm chí người lớn và bạn bè của các em còn lợi dụng thời cơ để quay clip rồi đưa lên mạng xã hội".

Theo thầy Quyết, các em coi việc đánh nhau là một trò tiêu khiển như kiểu chọi gà, chọi trâu. Đây không chỉ là vô cảm mà nó còn không có đạo đức truyền thống nữa, mất đi nét văn hóa, nét đẹp của người Việt.

''Chúng tôi làm thầy, làm cô cũng rất buồn'' - thầy Quyết thành thật.

Ông Quyết nói thêm, học sinh đánh nhau bây giờ lại nghiêng về giới nữ nhiều hơn, hình như nam sinh bây giờ lại không thích đánh nhau nữa. Như trường hợp vừa xảy ra tại trường, theo thông tin ngoài lề, hai em đánh nhau nếu ai thắng thì sẽ nghiêng về phía "chàng". Tâm sinh lý phát triển, công nghệ thông tin, internet,... nên học sinh tiếp cận đủ mọi thứ, lớp 6, 7 đã biết yêu nhau

Vị phó hiệu trưởng khẳng định: ''Nhà trường cũng đã tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Mỗi đầu năm học nhà trường đều cho các em ký cam kết xây dựng nhà trường an toàn, xanh - sạch - đẹp, không vi phạm giao thông, không đánh chửi nhau,... Nhưng rất khó để kiểm soát tâm sinh lý học sinh, bởi các em không chỉ chịu ảnh hưởng của nhà trường mà còn của xã hội''.

Lãnh đạo trường Sông Đốc 1 cho rằng, trước kia uy lực của người thầy còn ảnh hưởng ra ngoài xã hội nhưng bây giờ chỉ khép kín trong phạm vi bốn bức tường nhà trường.

"Ngày xưa học sinh nghe thấy thầy giáo đã sợ rồi còn bây giờ các em bảo là ra đường đánh nhau chơi các thầy không có quyền can thiệp, cho nên sự răn đe của người thầy đã mất tầm ảnh hưởng ở ngoài nhà trường, lúc đó phải nhờ đến người dân hoặc báo lên chính quyền địa phương cùng can thiệp. Nhưng hiện nay nhiều khi thấy đánh nhau nhiều khi không ai can thiệp hoặc không can thiệp kịp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng", ông Quyết nói.

"Có những trường hợp thầy ra đường thấy trò đánh nhau nhưng các em đánh thì vẫn cứ đánh không quan tâm đến thầy, thậm chí ra đường còn đánh cả thầy. Là người thầy cũng cảm thấy bất lực, đau lòng, nhiều khi nó còn xâm hại đến cả danh dự, nhân phẩm.

Cách đây khoảng 20 năm, người thầy giống như một chú công an, học sinh nhìn chúng nó sợ, có tính pháp lý, xử lý rất là cao, bây giờ học sinh biết rồi, nó biết rằng nó có quyền, nó có người bảo vệ và khi nào thì nó bị xử lý", ông Quyết chia sẻ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI