Quầy ăn sáng của người phụ nữ khiếm thính trong chợ Vườn Chuối

04/02/2021 - 06:27

PNO - "Khách ăn tại đây đều là khách quen, nên mỗi ngày bán một món, thay đổi thì người ta mới ghé ăn thường xuyên", người phụ nữ khiếm thính chia sẻ.

n
Nếu có một lần đi thật chậm qua con hẻm nhỏ gần ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Thượng Hiền (quận 3, TPHCM, còn gọi là hẻm chợ Vườn Chuối) từ 5g30 - 10g sáng, bạn sẽ có thể tìm thấy một quầy bán đồ ăn sáng nho nhỏ với tấm bảng ghi tên món và giá tiền.
n
Điều thú vị là cùng quầy đồ ăn đó, cũng giá tiền đó (27.000 đồng), cùng người bán đó, nhưng nếu hôm sau đến, tên món ăn trên bảng đã khác. Ngày hôm sau, lại là món khác nữa, khi thì bún bò, khi thì bánh canh, lúc hủ tiếu...
b
Nếu chưa ăn sáng hay không phải đi vội, bạn hãy thử kéo một chiếc ghế, ngồi xuống và gọi món...
Ngay lập tức, người đáp lời bạn là những hành khách đang ngồi ăn, rằng: Con cứ ngồi đó đi, khi nào bả hỏi thì hãy nói; hoặc: Bả bị lãng tai nặng lắm, con chớ chút bả hỏi hãy nói; hoặc: đừng gọi, bả không nghe đâu !?!
...Người đáp lời bạn hẳn không phải là người bán mà là những cô, thím đang thưởng thức món hay chờ được phục vụ.
b
Rằng: "Cô cứ ngồi đó đi, khi nào bả hỏi thì hãy nói"; hoặc: "Bả bị lãng tai nặng lắm, cô chờ chút bả hỏi hãy nói"; hoặc: "Đừng gọi, bả không nghe đâu"...
b
Chủ của quầy ăn sáng này là cô Nguyễn Thanh Xuân, 59 tuổi. Tai phải của cô hầu như không nghe được gì, còn tai trái, nếu cô chú ý, có thể nghe những âm thanh lớn.
n
Cô Thanh Xuân kể, mình bán đồ ăn sáng tại chợ Vườn Chuối gần 11 năm nay. Mỗi ngày cô bán một món, đồng giá 27.000 đồng. Ngày nào bán món gì, cô sẽ ghi tên món ăn và giá tiền lên tấm bảng treo trên quầy, khách muốn ăn thì ghé vào, chọn chỗ ngồi, chờ cô hỏi đến sẽ nói yêu cầu của mình. Ăn xong, nhìn giá trên bảng, trả tiền. Vì cô không nghe rõ nên điều này giúp cô giải đáp cho khách những thông tin căn bản nhất mà không cần giao tiếp.
b
Tuổi đã lớn, tai lại nghe không rõ, việc nấu mỗi ngày một món sẽ khiến cô vất vả hơn. Cô chia sẻ, hầu hết người ăn tại quầy của cô đều là khách quen. Nấu mỗi ngày một món, người ta đổi món, mới thường xuyên ghé chỗ mình ăn. "Mình bán một món, người ta ăn riết, ngán", cô nhấn mạnh.
n
Theo lời của những khách hàng quen thuộc thì cô Thanh Xuân có 4 người con. Ba người con lớn đã lập gia đình và ở riêng. Hiện cô bán hàng nuôi con út còn đi học. "Ngày nào cũng thức dậy từ sớm nhưng phải buôn bán mới có tiền", cô tâm sự.
n
Nhưng đâu đã hết. Bạn sẽ lại thở dài khi biết, ngoài người đàn bà khiếm thính này, quầy ăn sáng trong chợ Vườn Chuối còn cưu mang thêm một người phụ nữ câm hơn 60 tuổi (người đội nón trong hình).
n
Công việc của người phụ nữ câm này là phụ bưng món, dọn dẹp bàn ghế, bỏ bao món ăn nếu có khách mua về.
,
Có lẽ vì thương, vì cảm phục hai người phụ nữ này mà quầy ăn sáng của cô Thanh Xuân luôn có lượng khách quen ổn định. Và khi đến đây, dù mua mang về hay ăn tại chỗ, mọi người đều có sự kiên nhẫn nhất định chờ đến lượt được hỏi/được phục vụ, nói to hơn bình thường, lặp đi lặp lại yêu cầu của mình đến khi cô Thanh Xuân gật đầu cho biết mình đã nghe rõ mới thôi. "Giá ổn nên cứ đi chợ chị lại ghé ủng hộ", chị Hiền nhà ở đường Điện Biên Phủ, quận 3 chia sẻ.

Huỳnh Hằng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI