Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế oằn mình chống bão số 5

17/09/2020 - 17:36

PNO - Hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch sơ tán hơn 100 ngàn hộ dân đến nơi an toàn trong đêm nay (17/9).

Chiều 17/9, đoàn công tác của Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đi kiểm tra và làm việc với tỉnh Quảng Trị về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5.

Đưa thuyền vào trú bão ở  cảng Thuận An
Đưa thuyền vào trú bão số 5 ở cảng Thuận An

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, để ứng phó với cơn bão số 5, tỉnh tổ chức di dời, sơ tán dân ở 5 vùng gồm: vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, nước biển dâng thuộc các huyện ven biển: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ; vùng ngập nước sâu trên lưu vực các sông Thạch Hãn, Ô Lâu, Bến Hải; vùng lũ quét ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông; vùng sụt lún, sạt lở đất ở các huyện Cam Lộ, Đakrông và Hướng Hóa; vùng ngập cục bộ ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrông.

Để bảo vệ tại sản người thôn Hiền An xã Vinh  Hiền đã đưa thuyền lên bờ buộc vào cây dương đẻ tránh va đập làm hỏng thuyền
Người dân thôn Hiền An, xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đưa thuyền lên bờ, buộc vào rừng dương để tránh va đập làm hỏng thuyền

Tổng số dân phải di dời, sơ tán tránh bão số 5 là trên 94.000 người ở 125 xã, phường, thị trấn. Việc sơ tán dân tránh bão số 5 được tỉnh hoàn thành trước 20g ngày 17/9. Dự kiến đến 18g cùng ngày, tất cả hơn 2.300 tàu thuyền của tỉnh sẽ về nơi tránh trú an toàn.

Bộ đôi Biên phòng đảo Cồn Cỏ giúp dân đưa ngư cụ vào bờ
Bộ đội biên phòng đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) giúp dân đưa ngư cụ vào bờ

Trưa 17/9, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ cũng đã đến tỉnh Thừa Thiên - Huế thị sát tình hình phòng chống bão số 5. Kiểm tra trực tiếp tại khu neo đậu tàu thuyền cảng cá Thuận An, huyện Phú Vang, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác chuẩn bị, ứng phó với bão số 5 của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Người dân Thuận An gánh thuyền vào bờ
Người dân Thuận An gánh thuyền vào bờ

Cụ thể, tỉnh đã kịp thời thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển về diễn biến của bão, đồng thời kêu gọi tất cả các tàu thuyền vào neo đậu an toàn; chủ động rà soát phương án sơ tán, di dời hơn 42.000 hộ dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, lũ lụt, nước dâng do bão đến nơi an toàn. Học sinh toàn tỉnh cũng đã được thông báo nghỉ học vào ngày 18 và 19/9 để tránh bão.

Ngư dân xã Vinh Hiền đưua tàu thuyền vào neo đậu gần cảng cả đến tránh bão
Ngư dân xã Vinh Hiền đưa tàu thuyền vào neo đậu gần cảng cá để tránh bão

Nhận định đây là cơn bão lớn, đổ bộ vào đất liền, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu chính quyền địa phương và người dân hết sức cảnh giác; chủ động rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến tỉnh Thừa Thiên- Huế vào trưa 17/9
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của Chính phủ đến thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra công tác phòng chống bão số 5 vào trưa 17/9

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống bão; duy trì trực 100% quân số từ cơ quan đến các đơn vị cơ sở; triển khai 3 đoàn đi kiểm tra các đơn vị.

Sở Công thương cũng đã có phương án dự trữ cấp tỉnh về lương thực thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống thiên tai. Ngoài ra, các địa phương tự dự trữ tại cấp huyện, cấp xã và vận động người dân dự trữ lương thực đảm bảo 7 ngày khi có thiên tai xảy ra.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI